Hiện trạng doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam hiện nay.
Các doanh nghiệp Việt hiện nay đã và đang có những bước chuyển đổi trong tư duy quản trị và bước đầu áp dụng công nghệ thông tin vào trong sản xuất để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Tuy vậy, hầu hết các doanh nghiệp Việt không đủ sức cạnh tranh về chất lượng và đặc biệt là về giá thành sản phẩm so với doanh nghiệp nước ngoài, mặc dù giá nhân công và các chi phí môi trường rất thấp. Vậy nguyên nhân ở đây là gì?
1. Quy trình sản xuất và vận hành hệ thống còn cồng kềnh.
Tại Việt Nam các công đoạn dư thừa trong sản xuất còn khá nhiều và chưa được tối ưu. Các bộ phận vẫn chưa phân hoá chức năng nhiệm vụ rõ ràng, dẫn tới công việc bị chồng chéo, khó xác định trách nhiệm khi xảy ra các vấn đề liên quan trong sản xuất. Hơn nữa hệ thống báo cáo còn là cảm tính chứ chưa sát thực tế dẫn tới việc nhà quản trị rất khó để đưa ra quyết định mang tính kịp thời và chuẩn xác.
2. Chi phí nguồn nhân lực nhiều.
Với lợi thế chi phí thuê nhân lực rất thấp nên doanh nghiệp sản xuất Việt không tối ưu nguồn lực này và cho tuyển ồ ạt để đạt mục tiêu sản xuất đề ra. Thực tế, nếu tận dụng hết khả năng lao động của công nhân, doanh nghiệp có thể nhận được sản lượng và chất lượng nhiều hơn thế. Chính điều này góp phần chi phí tạo nên một sản phẩm bị đội lên rất cao và giá thành khó có thể cạnh tranh với các đối thủ trong ngành.
3. Năng suất lao động thấp.
Năng suất lao động thấp thể hiện ở quy trình yếu kém, quản lý yếu kém, thiếu công cụ để tự động hoá và nguồn lực nhân sự thực hiện yếu kém. Tất cả tạo nên một chuỗi các giá trị thấp kéo năng suất lao động đi xuống. Đây cũng là một số lý do mà doanh nghiệp có doanh số những lợi nhuận không cao.
4. Coi nhẹ việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
Áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất là bước đi không thể thiếu để doanh nghiệp tồn tại và phát triển trong kỷ nguyên số. Tuy nhiên, việc này thường bị các doanh nghiệp Việt coi nhẹ và coi đó là một khoản chi phí không cần thiết. Trong tư duy quản trị và thực tế cho thấy, việc áp dụng khoa học công nghệ, máy móc, phần mềm là một khoản đầu tư sinh lời rất lớn giúp hạn chế các sai sót và tối ưu, tinh gọn hệ thống quản trị. So với việc đầu tư tuyển dụng và tăng số người lao động thì việc áp dụng công nghệ giúp doanh nghiệp sản xuất được với số lượng gấp bội và chất lượng tiêu chuẩn nâng cao.
5. Phần mềm ERP – Xu hướng tất yếu phải trải qua để hội nhập 4.0.
Doanh nghiệp có tài chính, có nguồn nhân lực, vật lực dồi dào, có hệ thống quản trị … nhưng không có công cụ để biến những thứ đó tự động hoá và liên kết với nhau tạo thành một thể thống nhất thì đó là tư duy phát triển nửa vời. Rõ ràng phần mềm ERP là điều kiện cần và đủ để doanh nghiệp hiện đại hoá – Tự động hoá trên tiến trình hội nhập 4.0.
Nếu bạn đang băn khoăn về một công cụ phần mềm ERP để thực hiện hoá vấn đề trên, hãy liên hệ với chúng tôi hoặc đăng ký tại đây để được tư vấn tốt nhất.