Tâm lý sợ thay đổi
ABSoft ERP - 06/12/2018
Ngại thay đổi là tâm lý chung của người Việt Nam khi đứng trước một sự lựa chọn nào đó, mặc dù lựa chọn đó có thể mang lại cho mình nhiều may mắn, cơ hội và thành công.
Đa số người dân Việt Nam sợ thay đổi hoặc không dám bước ra khỏi vùng an toàn của mình.
“Comfort zone - Vùng an toàn” là nơi bạn ngủ say và thỏa mãn với cuộc sống của chính mình, là trạng thái tâm lý thoải mái của con người khi hoạt động trong một môi trường quen thuộc, không áp lực nặng hay mang tính mạo hiểm và luôn kiểm soát được mọi vấn đề. Nói cách khác, khi sống trong vùng an toàn, chúng ta luôn cảm thấy hài lòng với cuộc sống.
Tuy nhiên khi ở quá lâu trong khoảng trời đó, cuộc sống dần trở nên nhàm chán và thiếu động lực, tính sáng tạo và vượt khó. Dần dần bạn bị tụt hậu so với sự phát triển và vươn lên của xã hội. Nó giống như bạn muốn cố thủ ở trong nhà để an toàn mặc dù họ biết ngoài kia có rất nhiều điều mới lạ có thể khám phá và học hỏi.
Khi bạn đá bóng, bạn muốn một mình đối mặt với khung thành trống và sút vào hay muốn tận hưởng cảm xúc chiến thắng khi lần lượt vượt qua các đối thủ, lừa qua cả thủ môn để sút tung lưới?
Như vậy để đạt được thành công, bạn và doanh nghiệp phải có tinh thần thử thách và vượt qua giới hạn.
90% người dân Việt Nam không muốn thay đổi cách làm việc cố hữu của mình.
Tại Việt Nam, làm việc theo thủ công hay áp dụng công nghệ lạc hậu, hời hợt kéo theo năng suất lao động rất thấp. Bằng chứng là năng suất lao động của Việt Nam hiện tại đang thấp nhất trong khu vực, thậm chí còn thua cả Lào và bằng 1/10 của Singapore. Vậy nguyên nhân ở đây là gì?
-
Công nghệ của Việt Nam thua Lào?
-
Con người Việt Nam không chăm chỉ?
-
Con người Việt Nam không đủ thông minh?
Tất cả đều không chính xác! Công nghệ tại Việt Nam không thua kém các nước trong khu vực; chỉ số thông minh và sự cần cù chăm chỉ được thể hiện qua các kỳ thi, kiểm tra và quãng thời gian lao động hàng ngày.
Nguyên nhân ở đây là người Việt Nam ngại thay đổi, không muốn áp dụng công nghệ hiện đại để tăng năng suất, giảm thiểu thời gian làm việc. Họ ngại khó, ngại khổ, ngại tìm tòi vì cho rằng cách làm hiện tại của mình vẫn ổn và không cẩn thay đổi. Họ ngại rằng khi áp dụng công nghệ, công việc của họ sẽ bị cắt giảm, việc làm của họ sẽ bị mất, miếng cơm manh áo của họ sẽ bị cướp mất… Đó thực sự là suy nghĩ thiển cận. Khi áp dụng công nghệ vào kinh doanh sản xuất, năng suất lao động tăng cao, sản phẩm làm ra càng nhiều càng chất lượng thì mức thù lao và lương thưởng của họ cũng tăng cao theo sự phát triển của công ty.
Hội chứng sợ công nghệ.
Ngày này, việc áp dụng công nghệ vào quản trị và vận hành tại các doanh nghiệp chưa được chú tâm và coi trọng. Đó cũng là lý do hiện tại Việt Nam đang bị bỏ xa trong việc hướng tới và áp dụng công nghệ 4.0 vào sản xuất và kinh doanh. Các doanh nghiệp Việt Nam dần bị các đối thủ thôn tính hoặc bị “đè” đến mức không “thở” nổi và ngoi ngóp sống qua ngày.
Việc áp dụng khoa học công nghệ, đặc biệt là phần mềm ERP vào quản trị và vận hành là bước đi khôn ngoan của doanh nghiệp trong quá trình hội ngập nền công nghiệp 4.0. Các doanh nghiệp lớn tại Việt Nam như Vingroup, Vinacafe, Trung Nguyên… đã nhanh chân tìm cho mình một giải pháp phần mềm để dẫn đầu nhóm ngành mà họ đang và sẽ định hướng. Vậy bạn và doanh nghiệp còn chờ đến khi nào?
ABSoft ERP là một hệ thống phần mềm mã mở tổng thể với các tính năng hiện đại và linh hoạt phù hợp với quá trình phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Nếu bạn vẫn đang băn khoăn về:
-
Chi phí đầu tư phần mềm ERP quá cao?
-
Thời gian triển khai phần mềm ERP quá lâu?
-
Tính thành công của việc triển khai phần mềm không cao?
-
Doanh nghiệp nhỏ chưa cần áp dụng phần mềm?
Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay theo hotline 0966 399 367 hoặc đăng ký ngay để có được những tư vấn tốt nhất phù hợp với quy mô cũng như nhu cầu của doanh nghiệp bạn!