Sự liên kết giữa các bộ phận trong công ty.
ABSoft ERP - 25/12/2018
Bất kỳ một công ty, tổ chức nào khi thành lập và đi vào hoạt động đều chia ra thành các phòng ban, bộ phận thực hiện các chức năng, nhiệm vụ khác nhau nhằm đạt được mục tiêu chung. Muốn thực hiện tốt điều đó, sự liên kết giữa các bộ phận trong công ty là yếu tố tiên quyết và không thể thiếu trong một doanh nghiệp thành công.
1. Bộ phận marketing:
"Marketing là quá trình quản lý của doanh nghiệp nhằm phát hiện ra nhu cầu của khách hàng và đáp ứng các nhu cầu đó một cách có hiệu quả hơn so với các đối thủ cạnh tranh."
Theo định nghĩa trên, marketing là hoạt động nghiên cứu, dự báo, xác định các nhu cầu và mong muốn của khách hàng mục tiêu. Xác định cơ hội thị trường, phân khúc thị trường, lựa và định vị thị trường; Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện các chiến lược về sản phẩm, giá cả, mạng lưới phân phối và xúc tiến bán hàng.
Như vậy, marketing là bộ phận nòng cốt không thể thiếu của mỗi doanh nghiệp, tổ chức, đây là bộ phận đi đầu giúp công ty có những chiến lực, chính sách đúng đắn, dẫn dắt hoạt động của các phòng ban khác. Từ hoạt động marketing, các phòng ban khác sẽ có kế hoạch hoạt động phù hợp với những nghiên cứu, dự báo đã đề ra.
Marketing sẽ có mối quan hệ chặt chẽ với tất cả các bộ phận khác đặc biệt là kinh doanh: Tạo các chương trình để kéo khách hàng tiềm năng về cho Sales, liên kết với Sale để có thêm dữ liệu market đúng thị trường, mục tiêu, sản phẩm
2. Bộ phận nhân sự:
Quản trị nhân sự chính là quản trị con người, bao gồm: Tuyển dụng, đào tạo, sử dụng, đãi ngộ, đánh giá, khen thưởng – kỷ luật. Từ những định hướng của hoạt động marketing, bộ phận nhân sự sẽ có những kế hoạch tuyển dụng, đào tạo nhân sự phù hợp với từng vị trí trong doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp đạt được kế hoạch đã đề ra.
Bên cạnh đó, quản trị nhân sự là một trong những bộ phận có ảnh hưởng lớn nhất trong việc tạo ra giá trị văn hóa doanh nghiệp. Quản trị nhân sự tốt sẽ góp phần thúc đẩy năng suất cũng như hiệu quả lao động của các cá nhân trong bộ phận nhân sự nói riêng và nhân viên toàn doanh nghiệp nói chung, tạo nên mối liên kết chặt chẽ giữa các phòng ban trong doanh nghiệp.
3. Bộ phận tài chính kế toán.
Đây là bộ phận quan trọng không thể thiếu trong bất kỳ doanh nghiệp, tổ chức nào, là bộ phận quản lý các hoạt động liên quan đến vấn đề tiền bạc, thu – chi. Bất kỳ một hoạt động nào của các phòng ban khác trong doanh nghiệp đều gắn liền với hoạt động của bộ phận tài chính kế toán, bởi lẽ đây sẽ là bộ phận quyết định tính khả thi, hiệu quả của những kế hoạch, chiến lược mà các phòng ban khác đưa ra.
4. Bộ phận nghiên cứu và phát triển (IE)
Trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay, việc nghiên cứu và phát triển ứng dụng khoa học kỹ thuật đã trở thành tất yếu đối với các doanh nghiệp, tổ chức. Từ những chiến lược về phân tích và định vị khách hàng của bộ phận marketing, bộ phận nghiên cứu và phát triển sẽ tiến hành các hoạt động phát triển sản phẩm, cải tiến quy trình sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm… để từ đó có thể đưa doanh nghiệp phát triển đi lên, cạnh tranh được với các đối thủ trên thị trường. Đây được coi là chìa khóa thành công của nhiều công ty, tập đoàn lớn trên thế giới.
5. Bộ phận khác
Tuỳ theo từng loại hình doanh nghiệp sẽ phát sinh thêm các phòng ban như: Kho vận, kế hoạch, kỹ thuật, sản xuất… Các phòng ban này tạo thành một mắt xích không thể thiếu để vận hành doanh nghiệp thành một thể thống nhất. Doanh nghiệp có thể gộp các phòng ban hoặc cho người kiêm nhiệm, nhưng quy trình thực hiện, chức năng nhiệm vụ của nó thì không thay đổi.
6. Thực trạng doanh nghiệp hiện nay
Các doanh nghiệp Việt hiện nay vẫn còn tình trạng hoạt động đơn lẻ, mạnh ai nấy chạy… dẫn đến công việc bị chồng chéo, thiếu tính gắn kết với nhau. Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến việc năng suất lao động của người Việt Nam hiện đang thấp nhất trong khu vực. Vậy giải pháp cần thiết để khắc phục tình trạng trên là gì?
➡ Hệ thống thông tin trong doanh nghiệp.
Là một hệ thống bao gồm các yếu tố có quan hệ với nhau cùng làm nhiệm vụ thu thập, xử lý, lưu trữ và phân phối thông tin và dữ liệu và cung cấp một cơ chế phản hồi để đạt được một mục tiêu định trước.
Trong thời đại công nghệ 4.0, hệ thống phần mềm ERP chính là yếu tố then chốt quyết định sự phát triển của doanh nghiệp. Một hệ thống thông tin hữu hiệu sẽ cho phép các doanh nghiệp có những khả năng đặc biệt trong việc hỗ trợ các bộ phận khác hình thành, tổ chức, thực hiện và kiểm tra các chiến lược của công ty ở mọi thời điểm trên tất cả các khu vực thị trường. Đây được xem là một loại tài sản của công ty (Bigdata), một hệ thống thông tin tốt sẽ giúp doanh nghiệp nắm bắt được diễn biến thị trường, từ đó chủ động điều chỉnh sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp mình để có thể đáp ứng tốt nhất nhu cầu và mong muốn của khách hàng.
Bên cạnh đó, một hệ thống ERP tốt sẽ giải quyết được vấn đề trùng lặp, sai sót thông tin trong nội bộ doanh nghiệp, thông tin xuyên suốt giúp liên kết các phòng ban giúp cho bộ máy doanh nghiệp tự động vận hành một cách trơn tru và giúp các nhà quản lý quản trị doanh nghiệp mọi lúc, mọi nơi.
Với ABSoft ERP, doanh nghiệp sẽ tạo dựng được một hệ thống thông tin thống nhất nhờ sự kết lợp chặt chẽ, logic giữa các phòng ban với nhau để tăng hiệu quả làm việc. Bên cạnh đó, với công nghệ lập trình thông minh, phần mềm ABSoft ERP giúp doanh nghiệp giảm tối thiểu các loại chi phí phát sinh không cần thiết, giảm thiểu nguồn nhân lực và các quy trình dư thừa để tối ưu Hệ thống quản trị.
Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay theo hotline 0966 399 367 hoặc đăng ký để có được những tư vấn tốt nhất phù hợp với quy mô cũng như nhu cầu của doanh nghiệp bạn.