giỏ hàng

Giỏ hàng

Có (0) Sản phẩm

Cẩm nang doanh nghiệp
CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ CHUYỂN ĐỔI SỐ DOANH NGHIỆP
CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ CHUYỂN ĐỔI SỐ DOANH NGHIỆP
CUNG CẤP CÁC NỀN TẢNG QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP
CUNG CẤP CÁC NỀN TẢNG QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP
QUY TRÌNH ÁP DỤNG
QUY TRÌNH ÁP DỤNG
XÂY DỰNG THEO YÊU CẦU
XÂY DỰNG THEO YÊU CẦU

Sự khác biệt giữa công ty Tây và công ty Ta

Bạn vẫn luôn thắc mắc không biết các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động như thế nào? Văn hóa doanh nghiệp của họ ra sao? Có sự khác biệt gì giữa công ty Tây và công ty Ta? Tại sao mọi người lại có xu hướng gia nhập công ty Tây hơn công ty Ta? Hãy cùng ABSoft đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi này nhé!
 
Sự khác biệt giữa công ty Tây và công ty Ta
 
Xét về quy mô hay quy trình thì công ty tây so công ty ta gần như không có nhiều sự khác biệt hoặc có thể nói là tương đồng. Tuy nhiên, ở khía cạnh văn hóa doanh nghiệp thì sự khác biệt giữa công ty Tây và công ty Ta được thể hiện như sau:

Thứ nhất: Sếp và nhân viên.

Ở công ty Tây” khoảng cách giữa sếp và nhân viên không quá nặng nề, sếp là cấp trên nhưng đồng thời cũng là đồng nghiệp, không có khái niệm “bề trên”, sếp lắng nghe nhân viên nhiều hơn. Công ty Ta thì ngược lại, văn hóa thứ bậc khá rõ nét và người có cấp bậc và địa vị càng cao trong công ty sẽ được hưởng những đặc quyền đặc lợi riêng biệt, trong đó sự tôn kính dành cho cấp trên là yếu tố tiên quyết.

Thứ hai: Cá nhân hay tập thể.

Trong doanh nghiệp phương Tây tính độc lập, cái tôi cá nhân được đánh giá rất cao. Tại đây, nhân viên được phát huy khả năng của bản thân, được khuyến khích làm việc độc lập, tự quyết và tự chịu trách nhiệm đối với công việc của mình. Trong khi đó các công ty Ta lại đề cao tính tập thể và giá trị cộng đồng. Chính vì vậy, khi cần phải quyết định một vấn đề nào đó công ty Tây quyết định khá nhanh, còn công ty Ta thì mất nhiều thời gian hơn vì phải bàn bạc hội nhóm khá lâu trước khi đi đến quyết định cuối cùng.

Thứ ba: Giải quyết vấn đề.

Doanh nhân phương Tây tính cách cởi mở, coi trọng kết quả cuối cùng nên họ luôn đi thẳng vào vấn đề một cách trực tiếp, không vòng vo nhằm mục đích đạt được mục tiêu nhanh nhất. Doanh nhân “ta” thì ngược lại, khi gặp vấn đề cần giải quyết câu hỏi luôn là “như thế nào?”, “tại sao?”, họ thường đề cập và giải quyết vấn đề một cách vòng vo và không chính thức. Chính vì vậy mà có sự tương phản rõ rệt trong vấn đề đàm phán thương mại giữa công ty Tây và công ty Ta đó là, hợp đồng của các doanh nhân phương tây được ký trên bàn làm việc còn hợp đồng của doanh nhân “ta” được ký kết trên “bàn nhậu”.
 
Mặt khác, trong nội bộ công ty khi giải quyết một vấn đề sự khác biệt giữa công ty Tây và công ty Ta thể hiện khá rõ như sau: Công ty Tây, trách nhiệm trước hết thuộc về người đứng đầu, khi xảy ra sai phạm sếp là người đầu tiên chịu phạt, sau đó mới phân tích vấn đề và xem xét trách nhiệm của từng cá nhân liên quan. Ở công ty ta điều này rất hiếm, hoặc là trách nhiệm chung hoặc là trách nhiệm thuộc về “quân cờ tốt thí.”

Thứ tư: Thời gian.

Đây là một điểm khác biệt khá rõ giữa Công ty Tây và công ty Ta, Công ty Tây rất coi trọng giờ giấc, đúng giờ, tôn trọng deadline luôn được đề cao và trở thành văn hóa đặc trưng của doanh nghiệp. Đối với công ty Ta, giờ giấc có thể xê dịch đôi chút và điều này dẫn đến tình trạng: Đi làm muộn, trễ deadline, trễ hẹn đối tác...

Thứ năm: Năng lực và mối quan hệ.

Vì công ty Tây đề cao cái tôi, lấy con người làm trung tâm nên trong công việc năng lực luôn là yếu tố tiên quyết để quyết định lương thưởng, thứ bậc của nhân viên trong công ty. Ở công ty Ta điều này khá mong manh vì chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa phương Đông, công ty Ta coi trọng các mối quan hệ, những cá nhân không có mối quan hệ tốt trong công ty thường chỉ được giao các nhiệm vụ chuyên môn, lộ trình thăng tiến gặp nhiều khó khăn.

Thứ sáu: Văn phòng làm việc.

Văn phòng công ty Tây hiện đại mang đậm phong cách công nghiệp nhưng vẫn tạo cảm giác thoải mái cho nhân viên; trừ những vị trí cao cấp, những vị trí khác đều được sắp xếp tương tự nhau, không có sự phân biệt chỗ làm của cấp trên và cấp dưới nhằm tạo sự gắn kết và dễ dàng trao đổi trong công việc. Trong những năm trở lại đây, công ty Ta cũng đã bắt đầu xuất hiện xu hướng văn phòng theo phong cách “tây” này tuy nhiên, mặt bằng chung sự khác biệt vẫn thể hiện khá rõ: Văn phòng công ty Ta chủ yếu theo kiểu truyền thống, có sự tách biệt và phân cấp rõ ràng giữa nhân viên và sếp về phòng ban làm việc, điều này làm giảm sự tương tác giữa sếp và nhân viên tạo nên văn hóa doanh ngiệp “mệnh lệnh – hành chính”.

Thứ bảy: Quản trị doanh nghiệp – tiền đề của sự thành công.

Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, các công ty Tây đã nhanh chóng triển khai và áp dụng công nghệ hay những phần mềm thông minh vào quản trị doanh nghiệp, công nghệ số đóng vai trò quan trọng trong công việc hàng ngày của nhân viên cũng như lãnh đạo. Ngược lại, công ty Ta vẫn sử dụng phương pháp truyền thống trong quản trị: Giấy tờ - Sổ sách, điều này ảnh hưởng tới năng suất cũng như chất lượng sản xuất khiến cho doanh nghiệp phát triển chậm hoặc phát triển nhưng không có đột phá do không có quy trình quản lý hoạt động chuyên nghiệp.
 
Như vậy, sự khác biệt giữa công ty Tây và công ty Ta chủ yếu từ là văn hóa doanh nghiệp và điều này xuất phát từ hai luồng văn hóa phương đông và phương tây. Chúng ta dễ dàng nhận thấy những ưu điểm nổi bật của văn hóa doanh nghiệp phương Tây so với doanh nghiệp phương Đông. Vấn đề đặt ra là chúng ta phải làm gì để thay đổi những mặt còn hạn chế  của công ty “ta” để đưa doanh nghiệp mình ngày càng phát triển đi lên và vươn xa ra thị trường quốc tế? Trở thành một công ty tây chuyên nghiệp và hiện đại? Absoft ERP chính là một giải pháp tối ưu nhất cho vấn đề trên.
 
Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay theo hotline 0966 399 367 hoặc đăng ký ngay để có được những tư vấn tốt nhất phù hợp với quy mô cũng như nhu cầu của doanh nghiệp bạn!
Bài viết khác