giỏ hàng

Giỏ hàng

Có (0) Sản phẩm

Cẩm nang doanh nghiệp
CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ CHUYỂN ĐỔI SỐ DOANH NGHIỆP
CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ CHUYỂN ĐỔI SỐ DOANH NGHIỆP
CUNG CẤP CÁC NỀN TẢNG QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP
CUNG CẤP CÁC NỀN TẢNG QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP
QUY TRÌNH ÁP DỤNG
QUY TRÌNH ÁP DỤNG
XÂY DỰNG THEO YÊU CẦU
XÂY DỰNG THEO YÊU CẦU

Rủi ro khi áp dụng triển khai phần mềm quản trị doanh nghiệp

CÁC RỦI RO GẶP PHẢI VÀ PHƯƠNG ÁN KHẮC PHỤC

(P/s: Triển khai áp dụng hệ thống công nghệ trong doanh nghiệp)
Việc triển khai và áp dung hệ thống phần mềm quản trị doanh nghiệp ngoài việc đòi hỏi tính chuyên nghiệp và hiệu quả từ đơn vị cung cấp còn phụ thuộc rất nhiều vào khả năng sẵn sàng của doanh nghiệp: từ tư duy cho đến sự thay đổi trong quy trình làm việc.

     1. Thời gian

       Thời gian triển khai quá lâu là một trong những rủi ro mà doanh nghiệp gặp phải khi triển khai áp dụng giải pháp quản trị doanh nghiệp ERP. Do nhiều nguyên nhân khác nhau, các đơn vị triển khai ERP cho một doanh nghiệp thường kéo dài từ vài tháng đến vài năm. Điều này gây mất thời gian, nhiều khi là khó chịu, nản lòng đến từ ban lãnh đạo cũng như đội ngũ doanh nghiệp được áp dụng ERP.
       ABSoft là một hệ thống giải pháp tối ưu cho doanh nghiệp, cùng với sự tư vấn nhiệt tình, chuyên nghiệp nên các đơn vị chỉ mất từ 1 tuần đến 5 tháng để triển khai, áp dụng thành công một hệ thống phần mềm quản trị doanh nghiệp theo mong muốn của chính mình.

     2. Tài chính

      Nghĩ tới áp dụng công nghệ vào trong quản trị hoặc nhắc tới ERP, doanh nghiệp thường nghĩ ngay đến chi phí đắt đỏ từ vài trăm triệu đồng đến vài tỷ đồng, thậm chí là gần hai chục tỷ đồng.Dĩ nhiên, trong thời đại công nghiệp 4.0 giá trị mà nó đem lại so với chi phí bỏ ra thì rõ ràng là không quá đắt. Nhưng trong thời kinh tế khó khăn, các doanh nghiệp vừa, đặc biệt là nhỏ và siêu nhỏ, thì chi phí cao là bức tường rất khó vượt qua để áp dụng công nghệ vào quản trị
       ABSoft là một hệ thống quản trị doanh nghiệp với chi phí hỗ trợ tối đa cho các doanh nghiệp. Chi phí mà các doanh nghiệp bỏ ra chỉ bằng 1/10, thậm chí 1/100 so với các giải pháp khác cùng loại.
 

     3. Con người

      Doanh nghiệp thường có các lý do về tài chính, thời điểm áp dụng, nhân sự chưa đủ… để nói không với việc áp dụng giải pháp quản trị doanh nghiệp, nhưng sâu xa vẫn là tâm lý ngại thay đổi của doanh nghiệp. Áp dụng giải pháp công nghệ chắc chắn sẽ làm năng suất lao động của mình cao hơn, trong khi các công việc thực hiện hàng ngày vẫn vậy. Không áp dụng công nghệ, khó khăn ngày càng cao, hiệu quả công việc không được như mong đợi. Cũng giống như con người, luôn muốn an toàn trong ngôi nhà của mình, mà ngại ra ngoài xã hội, dù ở đó có vô vàn điều thú vị, lợi ích đang đón chờ.
       Ban lãnh đạo: không muốn làm chuột bạch, ngại thay đổi, sợ rủi ro
      Nhân viên: ngại thay đổi, ngại trách nhiệm và ngại mất quyền lợi (phần mềm làm hết thì mình thất nghiệp, vai trò của mình bị giảm; minh bạch tài chính thì các khoản quyền lợi khác bị ảnh hưởng…)
       Đứng yên là tụt lùi, thế giới luôn vận động, nếu bạn không vận động, thay đổi, bạn sẽ bị đào thải, nhất là khi cách mạng công nghệ 4.0 đang là xu hướng và thế mạnh cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thế giới. Vì vậy, doanh nghiệp cần xác định rõ tư tưởng: áp dụng công nghệ vào quản trị là điều àm mình mong muốn vì nó đem lại lợi ích và giá trị cho chính doanh nghiệp mình.
       Doanh nghiệp thiếu sự cam kết, quan tâm, đôn đốc sát sao của ban lãnh đạo trong việc triển khai thì dự án áp dụng giải pháp phần mềm chắc chắn không thể thành công.
       Phần mềm sinh ra để tối ưu hóa quá trình làm việc và tạo hệ thống báo cáo phân tích tự động cho ban lãnh đạo công ty, nhưng nếu không có quy chế, không có mục tiêu, đích đến rõ ràng cho dự án thì sẽ gây mệt mỏi cho toàn bộ ban dự án cũng như đi chệch mục tiêu ban đầu đã đề ra và làm tăng thời gian, chi phí cho việc triển khai.
       Trong quá trình khảo sát và tư vấn, nếu doanh nghiệp vẽ ra một sơ đồ hoạt động trong tương lai, một tiến trình công việc với việc áp dụng công nghệ tân tiến trong tương lai thì khi đưa giải pháp như vậy vào trong hoạt động thực tế, chắc chắn sẽ gặp rủi ro rất lớn, và hầu như là dự án áp dụng sẽ thất bại. Lí do là khi áp dụng như vậy, nhưng cấu trúc phòng ban hiện tại không đủ khả năng để thực thị, đội ngũ nhân viên hoặc thiếu nhân sự triển khai hoặc không đủ trình độ, kiến thức để áp dụng giải pháp.
       Kinh nghiệm triển khai giải pháp cho các đơn vị, hãy thực thi và tư vấn trên nền tảng đã có sẵn, theo đúng thực tế doanh nghiệp. Điều này sẽ giảm tối đa thời gian và chi phí khi triển khai giải pháp.
       Một dự án triển khai giải pháp có thành công mỹ mãn khi có sự đóng góp công sức, ý tưởng của nhiều người trong tập thể. Có nhiều đơn vị chỉ giao cho 1 người phụ trách triển khai giải pháp, điều này dẫn đến các thành viên khác bị động trong quá trình tiếp nhận giải pháp mới, từ đó sinh ra chống đối, không dùng công nghệ một cách triệt để. Một người đàm phán đưa ra giải pháp, một người khác phụ trách triển khai giải pháp sẽ gây ra tình trạng Delay trong việc trao đổi thông tin, trao đổi tài liệu, số liệu, thậm chí là sai lệch giữa bên tư vấn triển khai giải pháp và người phụ trách bên doanh nghiệp
       Hãy tạo thành team phụ trách triển khai dự án áp dụng công nghệ thông tin vào quản trị, trong đó việc tạo lập kế hoạch là điều kiện hết sức quan trọng để dự án thành công
Bài viết khác