Cách quản trị mục tiêu chi phí hiệu quả nhất hiện nay
ABSoft ERP - 21/09/2018
Quản trị mục tiêu chi phí nên là một trong những chiến lược trọng yếu nhất nếu doanh nghiệp muốn tồn tại trong môi trường cạnh tranh toàn cầu hiện nay. Có thể nói, trong kinh doanh ngày nay, các khoản chi phí luôn phát sinh hàng ngày cộng với thị trường biến động liên tục, đòi hỏi doanh nghiệp phải đưa ra một kế hoạch quản lí chi phí hiệu quả.
Quản trị mục tiêu chi phí là gì?
Quản trị chi phí được xem như một bộ phận không thể tách rời của những chiến lược kinh doanh
Quản trị chi phí nói chung là các hoạt động nhằm kiểm soát chi phí sản xuất sản phẩm và cung ứng dịch vụ nhằm cung cấp các thông tin cần thiết cho nhà quản trị trong việc lập kế hoạch và kiểm soát chi phí cho cả ngắn hạn và dài hạn.
Quản trị chi phí được xem như một bộ phận không thể tách rời của những chiến lược kinh doanh then chốt. Một trong những điều kiện tiên quyết đảm bảo mọi hoạt động của doanh nghiệp diễn ra một cách nhịp nhàng, đồng bộ và hiệu quả cao chính là tình hình tài chính kinh doanh lành mạnh. Và sự lành mạnh đó có được hay không phụ thuộc phần lớn vào khả năng quản lí chi phí của doanh nghiệp.
Những nguyên tắc “vàng” để quản trị chi phí hiệu quả
Có những nguyên tắc “bất di bất dịch” nếu muốn quản trị chi phí diễn ra hiệu quả
Doanh nghiệp nếu muốn thành công trong việc quản trị chi phí, cần phải đảm bảo các quy tắc sau đây:
Nguyên tắc 1: Sử dụng các mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận và doanh số bán hàng để khích lệ sự cần thiết và gắn kết với hoạt động quản lý chi phí theo định hướng tăng trưởng bền vững.
Ngay cả trong những điều kiện tốt nhất, tốc độ tăng trưởng doanh số bán hàng vẫn ở mức khiêm tốn. Do vậy, sự thay đổi hoạt động quản lí chi phí là rất cần thiết trong trường hợp này.
Ban quản trị cấp cao cần công bố những mục tiêu cơ bản và mang tính thách thức cao để toàn doanh nghiệp hiểu rõ nhu cầu cần áp dụng một phương thức cắt giảm chi phí mới. Phương thức này giúp doanh nghiệp đạt được mức tăng trưởng lợi nhuận cao nhất, đồng thời vẫn gia tăng doanh số bán hàng.
Tuy nhiên, trong một phạm vi nào đó, nếu quá chú trọng đến việc cắt giảm chi phí mà thiếu sự đầu tư cho tăng trưởng dài hạn, sự đình trệ trong hoạt động kinh doanh sẽ xuất hiện, tăng trưởng chậm chạp và cùng với thời gian nó sẽ làm xói mòn vị thế kinh doanh của doanh nghiệp.
Nguyên tắc 2: Chỉnh sửa các mục tiêu cắt giảm chi phí cho phù hợp với thực tế chi phí hiện tại và các chiến lược kinh doanh cụ thể.
Một mặt các doanh nghiệp cần đặt ra những mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận hấp dẫn để động viên các nhà quản lý cắt giảm chi phí, nhưng mặt khác cũng cần xác định rõ bao nhiêu phần trăm trong số lợi nhuận thu được từ việc cắt giảm chi phí và bao nhiêu phần trăm có được từ những nỗ lực cải thiện, phát triển kinh doanh khác.
Bên cạnh những mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận “từ trên xuống dưới” được đặt ra bởi các nhà quản trị cấp cao, có ba nhân tố khác cũng cần được quan tâm khi đặt ra các mục tiêu cắt giảm chi phí tại bất cứ doanh nghiệp nào:
-
Các mức chi phí cắt giảm được so sánh như thế nào với các mức chi phí cho các hoạt động kinh doanh khác trong doanh nghiệp?
-
Các mức chi phí cắt giảm được so sánh như thế nào với các mức chi phí tương tự của các đối thủ cạnh tranh?
-
Mức chi phí nào là cần thiết để trợ giúp các mục tiêu tăng trưởng dự định và đảm bảo rằng hoạt động kinh doanh không bị ảnh hưởng?
Nguyên tắc 3: Phân biệt giữa chi phí tốt và chi phí xấu
Cắt giảm chi phí là một trong những thách thức lớn nhất của doanh nghiệp trong việc quản trị chi phí. Chìa khóa để hóa giải thách thức này chính là việc phân biệt các loại chi phí vào sự tăng trưởng lợi nhuận và những chi phí có thể cắt giảm để chuyển phần tiết kiệm được sang những khu vực tăng trưởng, sinh lời của hoạt động kinh doanh.
Nguyên tắc 4: Xây dựng những điều kiện thích hợp cho việc quản lý chi phí hiện tại
Việc thay đổi các quy trình quản lý, tổ chức luôn là những điều kiện tiên quyết cho hoạt động quản lý chi phí hiệu quả nhất. Việc này có thể được thực hiện theo một vài phương cách khác nhau:
-
Thứ nhất, doanh nghiệp xây dựng hệ thống báo cáo tài chính có trọng điểm, qua đó cung cấp các chi tiết về những khu vực chi phí cụ thể trong từng bộ phận kinh doanh.
-
Thứ hai, ban quản lý giới thiệu các phương pháp mới để giám sát hoạt động của các chi phí cùng những giải pháp cụ thể nhằm ngăn ngừa việc chi tiêu không đúng chỗ.
-
Thứ ba, doanh nghiệp lên danh sách nhóm “các chi phí trung tâm” dưới sự quản lý trực tiếp của ban quản trị cấp cao.
Áp dụng phương pháp chi phí mục tiêu – những thách thức đối với công tác quản trị
Bài toán quản trị chi phí khiến không ít doanh nghiệp đau đầu
“Phương pháp chi phí mục tiêu” là chìa khóa cho sự tồn tại, phát triển và sự thịnh vượng của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh và liên tục thay đổi. Tuy nhiên, việc triển khai phương pháp này lại đem tới những thách thức không nhỏ:
-
Vấn đề về nhận thức: Nhiều nhà quản trị vẫn đánh giá kết quả tài chính theo cách tiếp cận “chi phí tăng – giá tăng”. Nhưng để áp dụng phương pháp chi phí mục tiêu, cách tư duy “giá giảm – chi phí giảm” phải được truyền tải đến từng cấp quản trị trong doanh nghiệp. Tức là thị trường sẽ xác lập giá và giá sẽ quyết định đến chi phí của sản phẩm.
-
Sự ủng hộ của các nhà quản trị cấp cao: Xuất phát từ nhận thức là thị trường sẽ xác lập giá, các nhà quản trị không thể tăng giá một cách tùy ý. Thậm chí, nhà quản trị phải đặt giá thấp hơn, đặc biệt trong trường hợp muốn tăng thị phần.
-
Sự tương tác giữa các bộ phận chức năng: Mục tiêu cắt giảm chi phí phải được quán triệt cho toàn bộ doanh nghiệp nhằm thiết lập mối liên hệ chặt chẽ giữa các bộ phận chức năng từ khâu thiết kế, chế tạo sản phẩm đếm khâu cung ứng vật liệu, kế toán, phân phối và dịch vụ sau bán hàng.
Có thể lấy tấm gương của công ty A – một công ty sản xuất bánh kẹo lớn tại Việt Nam. Công ty này luôn thực hiện sản xuất dư 5-7 % số lượng đơn hàng để dự phòng và có thể đáp ứng nhu cầu giao hàng nhanh. Tuy nhiên, vào giai đoạn mùa hè năm 2017, do gặp sai sót bên phía các đại lý, số bánh kẹo dư này không được xuất đi trở thành hàng tồn trữ hoàn toàn không mang lại giá trị nào cho công ty, thậm chí làm công ty mất rất nhiều chi phí: chi phí lưu kho, chi phí quản lí, chi phí bảo quản,...Kết quả là công ty bị thua lỗ 4,3 tỷ, doanh số giảm 1,2 tỷ so với cùng kỳ năm trước, tốc độ tăng trưởng kinh tế sụt giảm 2,6 %.
Như vậy, do công ty này không biết cách quản trị chi phí nên đã gây ra một sự lãng phí không hề nhỏ, lãng phí về nguồn lực và về nguồn vốn, áp lực lên chi phí sản xuất và giá cả sẽ tăng cao. Việc mà công ty cần làm ngay lúc này là lập ra một kế hoạch quản lí chi phí hiệu quả hoặc ứng dụng một phần mềm công nghệ thông minh để giúp quản trị chi phí.
Giải pháp để quản trị chi phí hiệu quả cho doanh nghiệp
ABSoft ERP có những tính năng hỗ trợ doanh nghiệp quản trị chi phí
Từ trường hợp của công ty sản xuất bánh kẹo, một bài học đối với các doanh nghiệp là cần có một kế hoạch quản trị chi phí hiệu quả hoặc áp dụng một phần mềm quản trị thông minh.
Để hỗ trợ doanh nghiệp quản trị chi phí một cách hiệu quả nhất, chúng tôi mang đến giải pháp phần mềm quản lý ABSoft. Vậy ABSoft ERP có những tính năng gì để hỗ trợ doanh nghiệp quản trị chi phí?
-
Nghiệp vụ quản lí kho hàng: những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất – phân phối – xuất nhập khẩu, những doanh nghiệp luôn có số lượng hàng tồn ( thành phầm & bán thành phẩm) lớn mỗi năm phải chi hàng tỉ đồng cho lượng hàng tồn kho của mình. Nghiệp vụ quản lý kho hàng trong phần mềm ABSoft ERP cho phép các các nhân viên kho theo dõi số lượng hàng tồn kho để phân bổ số lượng hàng hóa – nguyên vật liệu chính xác cho từng đơn hàng bán hay sản xuất. Điều này giúp doanh nghiệp tránh được sự lãng phí về nguồn nguyên liệu cũng như chi phí cho hàng tồn kho.
-
Cung cấp số liệu về doanh thu, chi phí: ABSoft ERP còn có khả năng giúp các nhà quản lí phân tích quản trị thông qua việc cung cấp các số liệu về doanh thu, chi phí của toàn doanh nghiệp hay đơn thuần của một mặt hàng cụ thể nào đó được quan tâm theo từng khoảng thời gian. Các số liệu đó luôn được cập nhật và tổng hợp thường xuyên, lưu trữ trên ABSoft ERP nhằm mục đích tính toán ra ra mức lãi lỗ của một mặt hàng hay toàn bộ hệ thống.
-
Tính giá thành một cách chi tiết và chính các: có một thế mạnh mà ít phần mềm có thể làm được trong thời điểm hiện tại ở Việt Nam. Đó là có thể giúp các doanh nghiệp đặc biệt các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất – phân phối tính giá thành một cách chi tiết, và chính xác nhất theo mức độ mong muốn của doanh nghiệp. Từ đó, doanh nghiệp có thể điều chỉnh chi phí của sản phẩm.
Lời kết: Với đầy đủ các tính năng của một phần mềm thông minh, ABSoft ERP chính là một trợ thủ đắc lực giúp doanh nghiệp quản trị chi phí hiệu quả. Nếu không áp dụng công nghệ, quản trị chi phí bằng việc áp dụng một kế hoạch hoặc một phương pháp đơn thuần sẽ đem lại cho doanh nghiệp rất nhiều thách thức như đã nói ở trên.
Hãy gọi cho chúng tôi theo hotline 0966 399 367 hoặc gửi email đến info@absofterp.vn để được tư vấn giải pháp phù hợp nhất với các vấn đề mà doanh nghiệp của bạn đang gặp phải. Chúng tôi sẽ mang đến cho bạn sự lựa chọn tối ưu nhất.