Quản lý giá thành sản xuất như thế nào là hiệu quả?
ABSoft ERP - 06/10/2018
Trong doanh nghiệp, giá thành sản xuất là chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất trên tổng số chi phí của doanh nghiệp. Muốn tiết giảm chi phí, doanh nghiệp phải tính chính xác và kịp thời giá thành của sản phẩm. Vậy làm thế nào để quản lý giá thành sản xuất hiệu quả?
Giá thành sản xuất là gì? Giá thành sản xuất được cấu tạo như thế nào?
Giá thành sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hóa có liên quan đến khối lượng công tác, sản phẩm, dịch vụ đã hoàn thành trong kỳ.
Giá thành sản xuất được tạo nên bằng tất cả các khoản chi phí phát sinh (phát sinh trong kỳ, kì trước chuyển sang) và các chi phí trích trước có liên quan đến khối lượng sản phẩm, dịch vụ đã hoàn thành trong kỳ.
Giá thành sản xuất được cấu tạo bở ba khoản mục chi phí sau:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: là chi phí nguyên vật liệu cấu tạo nên thành phẩm và dịch vụ.
- Chi phí nhân công trực tiếp: để biến những nguyên vật liệu thành sản phẩm thì phải có con người bỏ sức lao động ra, tức là doanh nghiệp phải trả tiền công cho những nhân công trực tiếp làm ra sản phẩm.
- Chi phí sản xuất chung: là những khoản chi phí chung liên quan đến việc tạo ra sản phẩm đó (gồm chi phí nhân viên quản lí bộ phận, phân xưởng, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí tiền điện, tiền nước...).
Ý nghĩa của việc quản lí giá thành sản xuất
Quản lý giá thành sản xuất có ý nghĩa rất quan trọng đối với doanh nghiệp. Giá thành sản xuất là một trong những chỉ tiêu quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân, phản ánh chất lượng và trình độ sản xuất, đồng thời là căn cứ để xác định giá bán và hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất.
Tăng hoặc giảm giá thành sản xuất phản ánh trình độ điều hành, khai thác, sử dụng tổng hợp các yếu tố trong sản xuất kinh doanh nhằm đánh giá tình hình thực hiện định mức chi phí sản xuất của doanh nghiệp.
Giá thành sản xuất ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận kinh doanh của doanh nghiệp. Việc tính giá thành sản xuất giúp cho doanh nghiệp biết được phải sản xuất và phải bán với mức giá bao nhiêu thì mới đủ bù đắp được chi phí. Qua đó, doanh nghiệp xây dựng kế hoạch sản xuất và tiêu thụ để đạt mức lợi nhuận tối đa, hòa vốn hoặc nếu bị lỗ thì mức lỗ phải ở mức thấp nhất.
Việc quản lý giá thành sản xuất giúp nhà quản trị doanh nghiệp hình dung được thực trạng về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đây cũng là vấn đề cơ bản để quyết định lựa chọn các yếu tố đầu vào, xử lý đầu ra và xác định định mức chi phí hợp lý.
Trên thực tế, không phải doanh nghiệp nào cũng nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa của việc quản lý giá thành sản xuất, hoặc nhận thức được nhưng vẫn chưa biết cách quản lý hiệu quả. Đây là một trong những điều đáng báo động nhất hiện nay mà Tổng công ty gang thép tại Thái Nguyên là một ví dụ điển hình.
Theo báo cáo tài chính quý I/2018, doanh thu của công ty đạt mức tăng trưởng gần 32% so với cùng kỳ, lên 2.689 tỷ đồng. Tuy nhiên, do không quản lí tốt giá thành sản xuất nên giá vốn của công ty tăng mạnh, cuối cùng còn lãi sau thuế chưa đến 12 tỷ đồng, giảm 67% so với quý I năm ngoái. Có thể nói, doanh thu của công ty tăng vọt nhưng lợi nhuận lại giảm sút, mà nguyên nhân bắt nguồn từ việc quản lý giá thành sản xuất chưa tốt khiến cho chi phí bỏ ra quá cao.
Quản lý giá thành sản xuất như thế nào là hiệu quả?
Để quản lý giá thành sản xuất hiệu quả, doanh nghiệp cần căn cứ vào các điều kiện thực tế như: đặc điểm tổ chức sản xuất, đặc điểm quy trình công nghệ cũng như đối tượng tập hợp chi phí sản xuất để điều chỉnh giá thành:
- Nhà quản lý giảm giá thành sản xuất bằng cách phát hiện các chi phí cần cắt giảm. Việc tập hợp các chi phí theo từng trung tâm và kết quả tính toán các biến động sẽ giúp phát hiện được các bộ phận yếu kém trong việc quản lý và sử dụng chi phí.
- Nhà quản lý cần xác định các nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến việc tăng giá thành sản xuất. Thông thường, giá thành sản xuất phụ thuộc vào chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công,...Khi xác định được nguyên nhân, nhà quản lý đưa ra giải pháp đối với việc nhập nguyên vật liệu hoặc điều chỉnh nhân công.
- Nhà quản lý đề ra các biện pháp cắt giảm chi phí sản xuất, việc đề ra các biện pháp cắt giảm chi phí đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ của các nhân viên và bộ phận liên quan.
- Tính chính xác và kịp thời giá thành sản xuất để quyết định giá bán hợp lý và có biện pháp điều chỉnh kịp thời nếu giá thành sản xuất tăng quá cao.
Bất kỳ doanh nghiệp nào khi hoạt động sản xuất đều phát sinh chi phí. Đối với nhà quản lý thì vấn đề quản lý giá thành sản xuất là mối quan tâm hàng đầu, bởi vì lợi nhuận thu được nhiều hay ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của những chi phí đã chi ra. Quản lý được giá vốn sẽ nâng cao hiệu quả chi tiêu, từ đó sẽ làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp.
Quản lý giá thành sản xuất hiệu quả bằng phần mềm ABSoft ERP
Hiện nay, việc tính giá thành sản xuất được hỗ trợ rất nhiều bởi các phần mềm công nghệ. Trên thị trường cũng có rất nhiều nhà cũng cấp những phần mềm này. Nhưng việc lựa chọn một phần mềm hiệu quả, phù hợp lại là một nỗi băn khoăn khác của doanh nghiệp.
Một trong những phần mềm đang được ưa chuộng và hiệu quả nhất hiện nay là ABSoft ERP – “cánh tay phải” của các doanh nghiệp. Nếu bạn còn đang băn khoăn trong việc lựa chọn phần mềm, thì hãy tin tưởng chúng tôi, ABSoft ERP được tạo ra bằng tất cả sự kiên trì, nỗ lực và mong muốn mang đến sự phát triển cho doanh nghiệp.
ABSoft ERP quản lý giá thành sản xuất hiệu quả như thế nào?
- ABSoft ERP có một thế mạnh mà ít phần mềm có thể làm được trong thời điểm hiện tại ở Việt Nam. Đó là có thể giúp các doanh nghiệp đặc biệt các doanh nghiệp tròn lĩnh vực sản xuất – phân phối tính giá thành sản xuất một cách chi tiết, và chính xác nhất theo mức độ mong muốn của doanh nghiệp.
- Nếu không có hệ thống ABSoft ERP, một người quản lý cấp cao phải dựa vào nhiều nguồn khác nhau và có thể tìm thấy nhiều số liệu khác nhau ( kế toán có con số riêng, kinh doanh có một con số khác và những đơn vị khác có thể có số liệu khác để tổng hợp nên giá vốn của sản xuất), như vậy việc quản lý sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
- Tối ưu hóa một cách triệt để việc sử dụng nguyên vật liệu trong sản xuất cũng như phương tiện sản xuất và nguồn nhân công. Với những thông tin chi tiết như vậy, nhân viên hoàn toàn có thể ước tính số nguyên vật liệu cần nhập để sản xuất trong tương lai gần (dựa vào số liệu tồn kho, thông tin các đơn hàng, thông tin ước tính của kế hoạch kinh doanh hay sản xuất đã có) từ đó công ty hoàn toàn có thể tiếp kiệm được các khoản chi phí mua hàng, từ đó giảm giá thành sản xuất.
Bằng việc áp dụng phần mềm ABSoft ERP, việc quản lý giá thành sản xuất sẽ trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Điều này có ý nghĩa rất lớn đối với doanh nghiệp, vừa tiết kiệm công sức lao động vừa quản lí hiệu quả số chi phí bỏ ra, từ đó tăng lợi nhuận của doanh nghiệp lên mức cao nhất.
Hãy gọi cho chúng tôi theo hotline 0966 399 367 hoặc gửi email đến info@absofterp.vn để được tư vấn giải pháp phù hợp nhất với doanh nghiệp của bạn.
Chúc doanh nghiệp của bạn luôn thành công và phát triển!