giỏ hàng

Giỏ hàng

Có (0) Sản phẩm

Cẩm nang doanh nghiệp
CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ CHUYỂN ĐỔI SỐ DOANH NGHIỆP
CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ CHUYỂN ĐỔI SỐ DOANH NGHIỆP
CUNG CẤP CÁC NỀN TẢNG QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP
CUNG CẤP CÁC NỀN TẢNG QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP
QUY TRÌNH ÁP DỤNG
QUY TRÌNH ÁP DỤNG
XÂY DỰNG THEO YÊU CẦU
XÂY DỰNG THEO YÊU CẦU

Những vấn đề nhức nhối trong việc quản trị hoạt động thực tế của doanh nghiệp Việt

Những vấn đề nhức nhối trong việc quản trị hoạt động thực tế của doanh nghiệp Việt

Hiện nay, có rất nhiều vấn đề nhức nhối trong việc quản trị hoạt động thực tế mà hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam đang phải đối mặt. Nó được coi là một trong những thách thức lớn nhất mà các doanh nghiệp này cần khắc phục nếu muốn phát triển lâu dài trong tương lai. Để “chữa trị” kịp thời và dứt điểm, trước tiên, phải xác định đúng “bệnh” mà các doanh nghiệp mắc phải. Vậy các “bệnh” ở đây là gì?

van de nhuc nhoi trong doanh nghiep

Thiếu hoạch định chiến lược trong từng giai đoạn phát triển là căn bệnh nghiêm trọng của doanh nghiệp Việt

 

Thứ nhất: Chiến lược chưa rõ ràng

Căn bệnh này rất nghiêm trọng, nhất là các doanh nghiệp mới thành lập hoặc các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ rất dễ mắc phải. Họ chưa biết điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp mình để tìm ra chiến lược phù hợp. Nếu cứ đi sai đường như vậy, về lâu về dài, doanh nghiệp này sẽ khó mà phát triển được.

 

Tiếp đến là không nắm bắt kịp thời các xu hướng của thị trường, những cơ hội và thách thức của nền kinh tế cũng như những đối thủ cạnh tranh với họ. Và cuối cùng là thiếu đi chiến lược qua từng thời kì hoạt động. Điều này rất quan trọng, bởi lẽ, thị trường luôn biến động, các doanh nghiệp cũng phát triển khác nhau ở các giai đoạn khác nhau. Vậy nên, một chiến lược có thể chỉ đúng và mang lại hiệu quả cao ở một thời điểm nhất định, còn lâu dài, chiến lược này có thể mất đi tính khả thi và tính hiệu quả của nó. Các doanh nghiệp cần có nhiều chiến lược khác nhau ứng với mỗi thời kì để đem lại sự phát triển và thành công hơn.

 

Thứ hai: K năng quản lý còn nhiều hạn chế

  • Kỹ năng quản lý còn nhiều hạn chế là căn bệnh xuất phát từ năng lực quản lý của lãnh đạo các doanh nghiệp. Nó được thể hiện qua cách dẫn dắt doanh nghiệp của các nhà lãnh đạo.

  • Người cầm lái con thuyền là người có sức ảnh hưởng và quyết định nhất đến hướng đi của nó. Nếu chèo lái không đúng hướng, con thuyền sẽ đi chệch và không thể đến với đích thành công.

  • Một vấn đề thường thấy ở các doanh nghiệp đó là mối quan hệ giữa lãnh đạo và nhân viên. Những người lãnh đạo thường áp đặt và không thấu hiểu nhân viên, khiến cho mối quan hệ chủ - tớ trở nên căng thẳng.

  • Trong nghệ thuật lãnh đạo, những lời động viên, khen ngợi xuất phát từ tâm được coi là phương thuốc “thần thánh” nhất để xóa đi khoảng cách giữa cấp trên và cấp dưới. Nếu người lãnh đạp không khéo léo trong cách quản lý và dẫn dắt, sẽ khó có được sự cảm phục và trung thành của nhân viên. Doanh nghiệp sẽ thiếu đi sự tận tâm tận tụy của một lực lượng nòng cốt nhất.

Thứ 3: Thông tin tài chính không rõ ràng

Thông tin tài chính không rõ ràng

Nguồn tài chính được coi là “dòng máu hồng” nuôi sống một doanh nghiệp. Hầu hết mâu thuẫn và tranh chấp xảy ra đều xuất phát từ vấn đề tài chính.

 

Hiện nay, ở nhiều doanh nghiệp, lãnh đạo thường không cho nhân viên biết tình hình tài chính của công ty, các nguồn vốn cũng như lãi lỗ như thế nào qua các giai đoạn. Điều này sẽ khiến nhân viên thiếu thông tin và khó nắm bắt các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp họ, từ đó hạn chế sự sáng tạo phấn đấu đưa doanh nghiệp phát triển.

 

Và một điều đáng lo là các bộ phận đảm nhiệm công việc kế toán – tài chính không thường xuyên rà soát, phân tích và đề xuất những sáng kiến làm lành mạnh tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Thông tin tài chính thiếu minh bạch làm hạn chế sự sáng tạo phấn đấu của nhân viên trong công ty

 

Thứ 4: Thiếu hoạch định chiến lược nhân sự

Hầu hết các doanh nghiệp đều gặp vấn đề này. Họ không thể hoạch định chiến lược nhân sự, không thể phân biệt vai trò giữa quản trị nhân sự và quản trị nguồn nhân lực cũng như nhầm lẫn giữa tạo động lực và duy trì động lực bên trong đội ngũ nhân viên.

 

Họ không chú ý đến sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp thông qua nguồn nhân lực kế thừa. Hơn nữa, rất nhiều mâu thuẫn và cạnh tranh không lành mạnh xảy ra bên trong doanh nghiệp do không biết cách hoạch định chiến lược nhân sự.

 

Thứ 5: Chưa xây dựng được chiến lược marketing hợp lí

Chiến lược marketing chưa thực sự được chú trọng ở nhiều doanh nghiệp. Việc phân tích và chăm sóc khách hàng cũng như đầu tư để quảng bá sản phẩm chưa được các doanh nghiệp này chú ý.

 

Họ chỉ nghĩ phát triển thương hiệu đơn giản là việc làm quảng cáo mà không nghĩ phát triển thương hiệu cũng quan trọng như phát triển một con người. Sản phẩm của doanh nghiệp khi sản xuất ra không được chú ý đến chiến lược marketing để thu hút sự quan tâm của khách hàng đối với sản phẩm đó, đồng thời, không thiết lập được hệ thống phân phối hiệu quả.

 

Thứ 6: Chưa thiết lập hệ thống quản lí chất lượng thật sự

Nhiều doanh nghiệp vẫn coi IOS là một công cụ để tiếp thị chứ không nghĩ nó là công cụ quản lí nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp chưa xác định được chiến lược hoạt động sản xuất luôn phục vụ cho chiến lược kinh doanh.

 

Từ đó, họ thiếu đi hệ thống quản lí chất lượng thật sự. Doanh nghiệp chưa thật sự chú trọng tới việc quản lí chi phí chất lượng, chưa liên tục cải tiến chất lượng và chưa tạo được môi trường thúc đẩy sản xuất lẫn sáng tạo trong doanh nghiệp.

 

Một công ty phát điện tại Bà Rịa - Vũng Tàu là ví dụ điển hình về việc thiếu chiến lược và định hướng trong việc quản trị hoạt động thực tế. Sản lượng điện công ty này cung cấp trong tháng 4/2018 là 3,19 tỷ kWh. Lũy kế 4 tháng đầu năm 2018, tổng sản lượng điện sản xuất là 11,85 tỷ kWh, trong đó, các đơn vị HTPH là 10,64 tỷ kWh, đạt 32,22% kế hoạch năm.

 

Điều đáng chú ý là kế hoạch cho năm 2018, công ty này đặt chỉ tiêu sản lượng điện sản xuất là 33,01 tỷ kWh, nhưng kết quả là doanh thu giảm về 37.607 tỷ đồng.

 

Ngày 21/3 vừa qua, công ty đã chính thức lên sàn UPCoM. Giá khởi điểm được đưa ra là 24.600 đồng/cp, với 2,08 tỷ cổ phiếu hiện có, giá trị vốn hóa ngay khi lên sàn đạt 51.168 tỷ đồng.

 

Tuy nhiên, thời gian sau đó cổ phiếu của công ty liên tục giảm, chốt phiên giao dịch ngày 10/5 ở mức giá 14.400 đồng/cp, giảm đến 39% so với giá chào sàn. Giá trị vốn hóa của công ty này theo đó giảm xuống còn 29.952 tỷ đồng.

 

Nếu trong thời gian tới, công ty không có một chiến lược quản trị rõ ràng, không có hoạch định nhân sự, không xây dựng được một chiến lược marketing hợp lí và thiết lập một hệ thống quản lí chất lượng thật sự thì chắc chắn giá cổ phiếu của công ty sẽ tiếp tục giảm và doanh thu của công ty sẽ thấp hơn so với kế hoạch dự kiến.

 

Giải pháp nào cho doanh nghiệp trong việc giải quyết những vấn đề nhức nhối trên?

Giải pháp quản trị ABSoft ERP

ABSoft ERP cung cấp các phần mềm quản lý doanh nghiệp, giúp cho hoạt động quản trị trở nên dễ dàng, hiệu quả hơn

 

Hãy đến với các phần mềm hỗ trợ quản lí doanh nghiệp của chúng tôi, mọi nỗi lo của bạn sẽ được giải quyết!

 

ABSoft là một thương hiệu đáng tin cậy chuyên cung cấp các phần mềm giúp cho việc quản lí trở nên dễ dàng hơn. Chúng tôi luôn hướng đến mục tiêu đưa ABSoft Group trở thành một trong những công ty dẫn đầu trong lĩnh vực công nghệ thông tin ở Việt Nam.

 

Bao sự nỗ lực bền bỉ, chúng tôi mong muốn góp phần giúp Việt Nam phát triển mạnh mẽ trên con đường hội nhập bằng cách tạo ra những phần mềm quản lí chuyên nghiệp, hiệu quả, hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cao năng suất lao động và năng lực quản lí.

 

ABSoft Erp là phần mềm mô phỏng và quản lí các hoạt động của doanh nghiệp theo quy trình chuẩn trong từng nghiệp vụ một cách rõ ràng, không giống như những phần mềm quản lí thông thường khác. Tính năng trong module của phần mềm này được thực hiện tốt và vượt trội hơn hẳn.

 

Hiện nay, các doanh nghiệp thường tổ chức nhân sự theo từng phòng, ban. Trong khi đó, quy trình nghiệp vụ cần đến sự tham gia nhân lực từ nhiều phòng, ban khác nhau. Các phần mềm quản lí rời rạc thông thường chỉ phục vụ cho hoạt động của một phòng, ban cụ thể, và nó bị “cô lập” với các phần mềm của phòng ban khác.

 

Chính vì thế, việc chuyển thông tin từ phòng, ban này sang phòng, ban khác được thực hiện một cách thủ công và gặp nhiều khó khăn. ABSoft Erp là một bước đột phá mới, giúp giải quyết những khó khăn đó của doanh nghiệp bằng việc sử dụng nhiều tính năng quản lí liên kết, giúp các phòng ban liên kết chặt chẽ với nhau thông qua những tính năng này.

 

Ngoài ra, ABSoft Erp còn giúp các CEO phân tích quản trị của doanh nghiệp thông qua việc cung cấp các số liệu về doanh thu, chi phí của toàn doanh nghiệp hay đơn thuần là một mặt hàng cụ thể nào đó đang được khách hàng quan tâm.

 

Đặc biệt, ABSoft Erp có một thế mạnh mà ít phần mềm nào làm được đó là có thể giúp các doanh nghiệp tính giá thành sản phẩm một cách chi tiết và chính xác nhất.

 

Trong thời buổi công nghệ thông tin bùng nổ như hiện nay, mọi thứ luôn thay đổi với tốc độ nhanh chóng. Bản thân các doanh nghiệp cũng luôn thay đổi để phù hợp với môi trường cạnh tranh. Do đó, ABSoft Erp có thể một trợ thủ đắc lực giúp giải quyết các vấn đề nhức nhối liên quan đến quản lí và vận hành doanh nghiệp, đưa doanh nghiệp phát triển và hội nhập với thị trường Việt Nam hiện đại.

 

Thêm vào đó, ABSoft Group còn có dịch vụ hỗ trợ lắp đặt và bảo hành, nâng cấp các phần mềm miễn phí khi bạn đến với chúng tôi! Chúng tôi không phải đơn thuần là bán phần mềm, mà là cung cấp một hệ thống quản trị hiện đại.

 

Lời kết: Để việc quản lí doanh nghiệp trở nên dễ dàng hơn, hãy tin tưởng và sử dụng phần mềm ABSoft Erp. ABSoft Group luôn mang đến sự an toàn, đáng tin cậy và giữ bảo mật cho khách hàng khi chế tạo cũng như quản lí sản phẩm trong suốt quá trình hợp tác.

Bài viết khác