giỏ hàng

Giỏ hàng

Có (0) Sản phẩm

Cẩm nang doanh nghiệp
CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ CHUYỂN ĐỔI SỐ DOANH NGHIỆP
CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ CHUYỂN ĐỔI SỐ DOANH NGHIỆP
CUNG CẤP CÁC NỀN TẢNG QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP
CUNG CẤP CÁC NỀN TẢNG QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP
QUY TRÌNH ÁP DỤNG
QUY TRÌNH ÁP DỤNG
XÂY DỰNG THEO YÊU CẦU
XÂY DỰNG THEO YÊU CẦU

Những nguy cơ nếu doanh nghiệp lỏng lẻo trong khâu quản trị xuất- nhập, tồn kho

Công tác quả trị xuất- nhập, tồn kho tốt sẽ hỗ trợ doanh nghiệp rất nhiều trong việc giảm lãng phí hay thất thoát hàng hóa, tăng hiệu quả của hoạt động sử dụng vốn cũng như giảm lượng hàng tồn kho. Đồng nghĩa với đó, nếu lơi là, lỏng lẻo trong khâu quản trị xuất nhập, tồn kho, doanh nghiệp sẽ phải gánh chịu những tổn thất, rủi ro không hề nhỏ.

Những khó khăn trong khâu quản trị xuất-nhập, tồn kho của doanh nghiệp hiện nay

Những nguy cơ nếu doanh nghiệp lỏng lẻo trong khâu quản trị xuất- nhập, tồn kho
Quản trị xuất-nhập, tồn kho không tốt khiến doanh nghiệp khó quay vòng vốn
 
      Quản lý kho không có tổ chức: Chúng ta đều biết việc sắp xếp hàng hóa gọn gàng có tổ chức là điều vô cùng cần thiết trong quản trị xuất-nhập, tồn kho của doanh nghiệp. Điều đó giúp cho hàng hóa được sắp xếp khoa học đúng chỗ, từ đó mà việc tìm kiếm, vận chuyển hay xuất nhập kho cũng được tiến hành nhanh chóng và chuyên nghiệp hơn. Do vậy, bố trí sắp xếp hàng hóa, vật tư khoa học cũng được coi là yếu tố quan trọng giúp tiết kiệm diện tích kho và tăng năng suất lao động. Tuy nhiên trên thực tế vấn đề quản lý kho, sắp xếp hàng hóa, vật tư không có tổ chức lại là thực trạng mà đa số các doanh nghiệp đang gặp phải trên cả sổ sách lẫn kho bãi. Chính điều này dẫn đến việc mất thẩm mỹ, giảm hiệu quả sử dụng cũng như gây thất thoát hàng hóa cho doanh nghiệp.
 
     Không xác định mức tồn kho định kỳ: Với một doanh nghiệp không chỉ quản lý hàng hóa xuất nhập một cách đơn thuần mà cần có định mức tồn kho để cung ứng kịp thời cho những dự án phát sinh. Tuy nhiên việc quản lý hàng tồn kho quá lớn sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp vì thế mà cần phải xác định mức tồn kho định kỳ để đưa ra những phương hướng giải quyết phù hợp. Không chú trọng đào tạo chuyên môn cho đội ngũ nhân viên quản lý xuất-nhập, tồn kho: Quản lý kho hàng, kho vật tư trong doanh nghiệp là vô cùng quan trọng nên người quản lý, người thủ kho cần có những kiến thức chuyên môn và am hiểu về sản phẩm của doanh nghiệp. Tuy nhiên nhiều doanh nghiệp do không muốn đầu tư đào tạo chuyên môn cho nhân viên khiến cho tình trạng nhân viên thiếu kiến thức về hoạt động kho khá phổ biến, từ đó có thể dẫn đến những sai lầm nghiêm trọng.

Hậu quả của việc lỏng lẻo trong công tác quản trị xuất-nhập tồn kho của doanh nghiệp

Những nguy cơ nếu doanh nghiệp lỏng lẻo trong khâu quản trị xuất- nhập, tồn kho
Không chỉ gây thất thoát hàng hóa mà tình trạng quản lý kho hàng không tốt còn khiến doanh nghiệp giảm uy tín, mất khách hàng
 
     Khi doanh nghiệp lơ là tầm quan trọng của công tác quản trị xuất-nhập, tồn kho, doanh nghiệp có thể phải gánh chịu những hậu quả nghiêm trọng:
  • Thất thoát hàng hóa: Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, nhưng phần lớn là do nguyên nhân chủ quan đến từ người quản lý kho hàng. Chính sự lỏng lẻo, thiếu sát sao khi xuất- nhập hàng dẫn đến thiệt hại về tiền của cho doanh nghiệp. Chưa kể việc bảo quản hàng hóa thiếu chuyên nghiệp khiến cho hàng hóa hư hỏng, ẩm mốc, hư hao, gây thiệt hại lớn về kinh tế.
  • Vòng quay vốn lưu động chậm: bất kỳ mặt hàng nào khi được nhập về cũng đều chiếm dụng vốn của doanh nghiệp. Nếu quản lý kho không tốt, hàng tồn kho chất chứa quá nhiều đồng nghĩa với vốn của doanh nghiệp cũng đang đọng lại, không những khiến việc kinh doanh khó phát triển mà còn gây ra thua lỗ.
  • Sai sót trong kiểm kê. Trường hợp xảy ra nhiều nhất trong quản lý hàng hóa sai quy cách chính là số liệu tổng hợp không khớp với lượng sản phẩm trong kho, những hàng ghi bán chậm lại hết, hàng bán chạy còn nhiều gây rắc rối cho người bán hàng bởi kiểm lại rất mất thời gian đồng thời làm chậm tiến trình xuất - nhập hàng cũ - mới.
  • Mất khách hàng. Sự thiếu sót trong khâu quản trị xuất-nhập, tồn kho sẽ khiến doanh nghiệp không nắm được thực trạng số lượng hàng tồn cũng như sản phẩm đã hết trong kho, từ đó dẫn đến việc thông báo không chính xác với các khách hàng có nhu cầu mua sản phẩm, khiến cho khách hàng không hài lòng và mất lòng tin với doanh nghiệp, lâu dần gây sụt giảm doanh thu, mất khách hàng.
     Thực trạng tiêu thụ chậm, hàng tồn kho tăng cao cũng là vấn đề các doanh nghiệp đường Việt Nam đang gặp phải hiện nay. Cụ thể, công ty mía đường Cần Thơ (Casuno) phải đối mặt với khó khăn khi hơn 30.000 tấn đường do công ty sản xuất đang nằm im trong kho, chưa tìm được đầu ra. Trong khi đó, Công ty cổ phần Mía đường Lam Sơn (Lasuco) cũng đối mặt với khó khăn chung của ngành khi tiêu thụ đường chậm lại. Lũ lớn hồi tháng 10/2017 tại Thanh Hóa khiến Công ty bị ảnh hưởng nặng nề, lượng hàng tồn kho tăng. Tính đến ngày 31/12/2017, tồn kho của Lasuco đạt xấp xỉ 534 tỷ đồng. Ghi nhận tại nhà sản xuất đường số 1 Việt Nam là Công ty cổ phần Mía đường Thành Thành Công - Tây Ninh (SBT), lượng đường tồn kho cũng tăng mạnh. Tính đến cuối năm 2017, lượng hàng tồn kho tại Công ty đạt 1.956 tỷ đồng. Số liệu thống kê cho thấy, tính đến tháng 12/2017, tồn kho của ngành đường cả nước còn hơn 200.000 tấn, là một thách thức lớn cho các doanh nghiệp đường nước nhà.

Đầu tư công nghệ giúp quản trị xuất nhập, tồn kho hiệu quả hơn

Những nguy cơ nếu doanh nghiệp lỏng lẻo trong khâu quản trị xuất- nhập, tồn kho
ABSoft ERP giúp công tác quản trị xuất-nhập, tồn kho trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn
 
     Để quản trị xuất nhập, tồn kho hiệu quả thì doanh nghiệp cần chú trọng đến rất nhiều yếu tố như đảm bảo quá trình xuất nhập, tồn kho rõ ràng, chi tiết và khoa học; quản lý và theo dõi cẩn thận, thường xuyên; nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ nhân sự quản lý kho…Bên cạnh đó cũng không thể bỏ qua việc tăng cường hiệu quả quản lý thông qua đầu tư công nghệ, triển khai ứng dụng các phần mềm quản lý xuất-nhập, tồn kho, hạn chế những sai sót và mất mát gặp phải trong hoạt động ghi chép số liệu bằng tay thủ công trước đó.
 
     Là giải pháp phần mềm tối ưu của ABSoft dành cho công tác quản trị xuất- nhập tồn kho, ABSoft ERP mang lại hiệu quả cao trong hoạt động quản lý kho hàng. Cụ thể, ưu điểm khi áp dụng ABSoft ERP trong quản trị xuất-nhập, tồn kho có thể kể đến:
  • Quản lý toàn diện mọi vấn đề trong kho hàng: Với nhiều phân hệ khác nhau, ABSoft ERP giúp cập nhật thông tin cùng những biến động về tình hình hàng tồn kho, xuất nhập.
  • Hạn chế tối đa rủi ro, sai sót: Khi sử dụng ABSoft ERP, người quản lý có thể kiểm soát được sai sót, rủi ro nảy sinh trong quá trình làm. Tình trạng dư thừa, thiếu hàng, hàng sắp hết hạn…sẽ được tự động thông báo để kịp thời có những phương áp xử lý.
  • Tính toán, xử lý thông tin chính xác: chỉ cần nhập dữ liệu, ABSoft ERP sẽ giúp tính toán, phân tích đưa ra những báo cáo, số liệu thống kê chi tiết, đầy đủ và chính xác.
  • Tiết kiệm thời gian và chi phí quản lý: thay vì tính toán thủ công thì ABSoft ERP giúp tối ưu hiệu quả làm việc, tiết kiệm thời gian, công sức trong tính toán, xử lý thông tin…
  • Thuận tiện khi sử dụng: Với tính năng thuận tiện khi sử dụng, ABSoft ERP giúp người dùng dễ dàng quản lý, cập nhật thông tin, quá trình biến đổi kho, lưu trữ hóa đơn trao đổi mua bán…
     Vấn đề quản trị xuất- nhập, tồn kho luôn là nỗi trăn trở của không ít doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên với sự hỗ trợ của phần mềm ABSoft ERP sẽ giúp doanh nghiệp giải được bài toán nan giải này. Để tìm hiểu thêm về giải pháp công nghệ ABSoft ERP cũng như những phần mềm mà ABSoft đang cung cấp, quý doanh nghiệp có thể liên hệ hotline 0966 399 367 hoặc gửi email đến info@absofterp.vn để được tư vấn giải pháp phù hợp nhất với doanh nghiệp của mình.
Bài viết khác