Những lưu ý sống còn của doanh nghiệp trong việc quản trị hoạt động thực tế từng bộ phận
ABSoft ERP - 23/10/2018
Có rất nhiều lợi ích được đo đếm khi doanh nghiệp xây dựng một hệ thống quản trị hiệu quả, tuy nhiên, đây lại là quá trình không dễ thực hiện. Dưới đây là một số lưu ý sống còn nếu các doanh nghiệp muốn cải thiện điều này và thiết lập một kế hoạch quản trị hoạt động thực tế cho từng bộ phận phù hợp.
Lợi ích của việc quản trị hoạt động thực tế từng bộ phận hiệu quả
Có rất nhiều lợi ích từ việc quản trị doanh nghiệp hiệu quả, trong đó bao gồm:
-
Thúc đẩy hoạt động và nâng cao hiệu quả sản xuất – kinh doanh
-
Khuyến khích đầu tư
-
Nâng cao hiệu quả tiếp cận thị trường vốn, giảm chi phí huy động vốn
-
Giảm nguy cơ tham những
-
Giúp doanh nghiệp vượt qua khủng hoảng kinh tế
-
Đảm bảo tính công bằng đối với các cổ đông, hướng tới lợi ích các bên liên quan của doanh nghiệp và toàn xã hội.
Những lưu ý sống còn của doanh nghiệp trong việc quản trị hoạt động thực tế từng bộ phận
Khi doanh nghiệp muốn hướng tới một hệ thống quản trị thực tế hiệu quả cho từng bộ phận, cần chú ý những điều sau:
-
Bảo đảm cơ sở cho một khuôn khổ quản trị doanh nghiệp hiệu quả. Nguyên tắc này bao gồm thúc đẩy tính minh bạch và hiệu quả của thị trường, phát triển kinh tế, phù hợp với pháp luật và có tính minh bạch.
-
Đảm bảo quyền lợi của cổ đông và các chức năng sở hữu cơ bản, gồm các phương thức đăng ký quyền sở hữu, chuyển nhượng cổ phần, tiếp cận thông tin, tham gia và biểu quyết tại đại hội đồng cổ đông. Điều này đảm bảo tính công bằng trong việc quản trị doanh nghiệp, các bên liên quan như cổ đông nắm giữ cổ phần có thể bầu và bãi miễn các thành viên hội đồng quản trị, hưởng lợi nhuận và tham gia phê chuẩn các quyết định quan trọng của doanh nghiệp. Quyền của cổ đông đối với đại hội đồng cổ đông, bao gồm việc cho phép bỏ phiếu xuyên biên giới, bảo đảm bình đẳng của mọi cổ đông trong cùng một nhóm, xử lý các vấn đề giao dịch với các bên liên quan, bảo vệ cổ đông thiểu số, doanh nghiệp cần được kiểm soát theo cơ chế hiệu quả và minh bạch.
-
Nhà đầu tư có tổ chức, thị trường chứng khoán và các trung gian khác. Nhà đầu tư có tổ chức trong vai trò ủy thác cần công bố về chính sách quản trị doanh nghiệp và chính sách biểu quyết liên quan đến các khoản đầu tư. Với vai trò là người giữ hộ hoặc người được đề cử, các tổ chức này chỉ được thực hiện quyền theo định hướng của người sở hữu cổ phiếu.
-
Các bên có quyền lợi liên quan trong quản trị doanh nghiệp, như khách hàng (liên quan đến doanh thu), nhà cung cấp (nguyên vật liệu, máy móc thiết bị), người lao động (chi phí lương), tổ chức tín dụng (chi phí lãi vay), chính phủ (thuế), chủ sở hữu (lợi nhuận)… cần được quy định trong luật và cần tôn trọng các thỏa thuận giữa hai bên. Doanh nghiệp phải có cơ chế bảo vệ quyền, thực hiện việc khiếu nại, tố cáo khi vi phạm quyền, cơ chế tham gia của người lao động. Ngoài ra, họ phải có quyền được tiếp cận thông tin phù hợp, đầy đủ, kịp thời và tin cậy. Việc tự do trao đổi thông tin về những quan ngại và hành vi bất hợp pháp hoặc không phù hợp đạo đức cũng phải được cho phép.
-
Công bố thông tin và tính minh bạch. Các thông tin cần được công bố, trong đó bao gồm khuyến khích việc tự nguyện công bố các thông tin phi tài chính, yêu cầu chất lượng thông tin kế toán, tài chính và phi tài chính, yêu cầu thông tin đối với báo cáo thường niên, yêu cầu đối với kiểm toán viên độc lập, kênh công bố thông tin.
-
Đề cập đến trách nhiệm của hội đồng quản trị, hành động vì lợi ích cao nhất của doanh nghiệp và cổ đông; đối xử công bằng với mọi cổ đông; áp dụng các tiêu chuẩn đạo đức cao, phải quan tâm tới lợi ích của các bên có quyền lợi liên quan khác, thực hiện một số chức năng quan trọng, trong đó có chức năng quản trị rủi ro, kế hoạch thuế và kiểm toán nội bộ, đưa ra các nhận định độc lập và khách quan.
Trong giai đoạn nền kinh tế hội nhập như hiện nay, nhừng lưu ý này càng phải được doanh nghiệp đặc biệt quan tâm. Các doanh nghiệp cũng cần lưu ý các vấn đề khác có thể tác động lớn việc quản trị hoạt động thực tế từng bộ phận như thay đổi về chiến lược kinh doanh, chẳng hạn, các chiến lược đầu tư ra nước ngoài của các tập đoàn lớn, ứng dụng trí tuệ nhân tạo, công nghệ.
Rất nhiều trường hợp có thể được xem như là hậu quả của việc quản trị hoạt động thực tế yếu kém. Chẳng hạn như Công ty sản xuất ô tô tại Thành phố Hồ Chí Minh là một ví dụ điển hình. Nhắc lại trường hợp này để thấy rằng, những lỗ hổng về quản trị có thể dẫn tới hậu quả to lớn với doanh nghiệp, thậm chí có thể là phá sản. Cụ thể là, trong hệ thống quản trị hoạt động thực tế của công ty trên đã xuất nhiện nhiều vấn đề lớn như thiếu chiến lược kinh doanh, thông tin tài chính không rõ ràng, thiếu hoạch định chiến lược nhân sự, chưa xây dựng được chiến lược marketing hợp lý và chưa thiết lập được một hệ thống quản lý chất lượng thật sự. Nên theo báo cáo quý I/2018, doanh thu của công ty sụt giảm 67,4 tỷ đồng, tương đương với 2,1% so với cùng kỳ năm trước, tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm 1,7%. Dự đoán trong giai đoạn tiếp theo, nếu công ty này không có biện pháp cải thiện việc quản trị, thì con số sụt giảm sẽ còn gia tăng đáng kể.
Giải pháp nào cho doanh nghiệp để có chiến lược quản trị hoạt động thực tế từng bộ phận hiệu quả?
ABSoft ERP có rất nhiều tính năng nổi bật mà ít phần mềm nào trên thị trường hiện nay có được. Đó là những tính năng giúp doanh nghiệp cải thiện chất lượng việc quản trị hoạt động thực tế từng bộ phận, cụ thể là:
-
ABSoft ERP là phần mềm mô phỏng và quản lý các hoạt động của doanh nghiệp theo quy trình chuẩn trong từng nghiệp vụ một cách rõ ràng, không giống như những phần mềm quản lí thông thường khác. Tính năng trong module của phần mềm này được thực hiện tốt và vượt trội hơn hẳn.
-
Các doanh nghiệp hiện nay thường tổ chức nhân sự theo từng phòng, ban. Trong khi đó, quy trình nghiệp vụ cần đến sự tham gia nhân lực từ nhiều phòng, ban khác nhau. Các phần mềm quản lý rời rạc thông thường chỉ phục vụ cho hoạt động của một phòng, ban cụ thể, và nó bị “cô lập” với các phần mềm của phòng ban khác. Chính vì thế, việc chuyển thông tin từ phòng, ban này sang phòng, ban khác được thực hiện một cách thủ công và gặp nhiều khó khăn. ABSoft ERP là một bước đột phá mới, giúp giải quyết những khó khăn đó của doanh nghiệp bằng việc sử dụng nhiều tính năng quản lí liên kết, giúp các phòng ban liên kết chặt chẽ với nhau thông qua những tính năng này.
-
ABSoft ERP còn giúp các CEO phân tích quản trị của doanh nghiệp thông qua việc cung cấp các số liệu về doanh thu, chi phí của toàn doanh nghiệp hay đơn thuần là một mặt hàng cụ thể nào đó đang được khách hàng quan tâm.
-
ABSoft ERP còn có khả năng sửa chữa, khai thác thông tin. Do đó, cùng với quy trình vận hành, nó còn có tính dẫn hướng. Mặt tích cực này cho phép các nhà quản trị tham khảo và học tập các quy trình quản lý doanh nghiệp trong chương trình. Đây cũng là một trong những lợi ích mà ít CEO thấy được, nếu các CEO chịu khó tìm hiểu kỹ và biết tận dụng tốt nó từ đó thiết lập quy trình quản lý của mình và hoạch định các quy trình dự kiến trong tương lai. thay vì bỏ cả đống tiền và thời gian đi học các khóa học quản trị như : quản trị hoạt động thực tế từng bộ phận, quản trị nhân lực,...
Thêm vào đó, ABSoft còn có dịch vụ hỗ trợ lắp đặt và bảo hành, nâng cấp các phần mềm miễn phí khi bạn đến với chúng tôi. Chúng tôi không phải đơn thuần là bán phần mềm, mà là cung cấp một hệ thống quản trị hiện đại.
ABSoft ERP có thể được coi là một trợ thủ đắc lực giúp doanh nghiệp xây dựng một hệ thống quản trị hoạt động thực tế từng bộ phận hiệu quả, đưa doanh nghiệp phát triển và hội nhập với thị trường Việt Nam hiện đại.
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến sản phẩm, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo hotline 0966 399 367 hoặc email info@absofterp.vn để được tư vấn và giải đáp miễn phí.
Chúng tôi luôn đồng hành của sự phát triển của doanh nghiệp!