giỏ hàng

Giỏ hàng

Có (0) Sản phẩm

Cẩm nang doanh nghiệp
CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ CHUYỂN ĐỔI SỐ DOANH NGHIỆP
CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ CHUYỂN ĐỔI SỐ DOANH NGHIỆP
CUNG CẤP CÁC NỀN TẢNG QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP
CUNG CẤP CÁC NỀN TẢNG QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP
QUY TRÌNH ÁP DỤNG
QUY TRÌNH ÁP DỤNG
XÂY DỰNG THEO YÊU CẦU
XÂY DỰNG THEO YÊU CẦU

Khi nào doanh nghiệp nên áp dụng phần mềm ERP?

ERP là hệ thống phần mềm vận hành cốt lõi trong thời đại công nghệ 4.0. Ngày nay việc áp dụng phần mềm ERP vào quản trị doanh nghiệp trên thế giới trở nên hết sức phổ biến và thông dụng. Nhưng ở Việt Nam, do quá trình hội nhập muộn và đang trên đà phát triển nên ERP trở thành một hệ thống hoàn toàn mới, thậm chí xa lạ với nhiều doanh nghiệp. Nhưng có thể dễ dàng nhận thấy, ERP là một xu hướng tất yếu cần phải trải qua và áp dụng cho các doanh nghiệp tại Việt Nam để bắt kịp nền tảng công nghệ của thế giới. Vấn đề ở đây là doanh nghiệp nào thay đổi tư duy, đi trước đòn đầu để đủ sức cạnh tranh và vươn lên « làm chủ » trong ngành, lĩnh vực mà mình đang phát triển. Vậy ERP nên áp dụng khi nào ?
 
Khi nào doanh nghiệp nên áp dụng phần mềm ERP

Khi doanh nghiệp muốn chuẩn hoá hệ thống quản lý ngay từ đầu

Khi doanh nghiệp mới bắt đầu hoặc hoạt động được một thời gian ngắn, việc thiết lập hệ thống quản trị chuẩn mực, chuyên nghiệp là hết sức cần thiết. Với sự trợ giúp của hệ thống tư vấn quản trị, doanh nghiệp sẽ được chuẩn hoá cả về quy trình, cách thức hoạt động, sự liên kết để tự động hoá. Phần mềm ERP lúc này là một công cụ đắc lực giúp doanh nghiệp hiện thực hoá vấn đề trên dễ dàng và hiệu quả. Càng sớm áp dụng thì tỷ lệ thành công càng cao và các chi phí đi kèm sẽ được giảm thiểu tối đa : từ nhân lực, vật lực đến việc đầu tư nhiều phần mềm không hiệu quả khác.

Khi doanh nghiệp đang muốn mở rộng quy mô

Doanh nghiệp có một hệ thống đang vận hành khá ổn định, nhưng việc sử dụng các phần mềm nhỏ lẻ hoặc thủ công nên hiệu quả công việc chưa được cao, chưa tối ưu và tinh gọn nên khi muốn mở rộng hệ thống sẽ bị quá tải, khó kiểm soát và có thêm nhiều lỗ hổng. Vậy công việc của doanh nghiệp lúc này là phải vá các lỗ hổng đó lúc nó còn nhỏ và còn kiểm soát được, sau đó chinh tỉnh lại các nguồn lực trong doanh nghiệp để tự động hoá hệ thống. Lúc này ERP là phần không thể thiếu để việc này được thành công và tối ưu.

Khi doanh nghiệp đang bị cạnh tranh gay gắt

Lúc này doanh nghiệp đang bị cạnh tranh gay gắt của các đối thủ cả về thị phần, quy mô và giá. Vậy lí do ở đây là gì ? Đơn giản là doanh nghiệp của bạn thiếu chuyên nghiệp hơn đối thủ, giá cao hơn đối thủ và chưa có công cụ để phân tích thực trạng doanh nghiệp hiệu quả. Việc áp dụng ERP lúc này như một liều thuốc tốt nhất để giải quyết vấn đề trên. Khi các vấn đề về năng suất lao động tăng, chi phí sản xuất và vận hành giảm sẽ dẫn đến giá thành sản phẩm giảm, doanh nghiệp sẽ đủ sức cạnh tranh về giá. Các quy trình được đồng bộ và hiện đại hoá tạo nên sự chuyên nghiệp của doanh nghiệp cả về tính hệ thống, nhân sự và hình ảnh trong mắt khách hàng và đối tác.

Bộ máy quản lý yếu kém, cồng kềnh và thiếu chuyên nghiệp

Bộ máy quản lý yếu kém, cồng kềnh dẫn đến thông tin bị tam sao thất bản, công việc bị chồng chéo lên nhau. Khi các vấn đề xảy ra doanh nghiệp không xác định trách nhiệm cũng như các thành phần liên quan. Doanh nghiệp không có sự phân hoá, phân rõ chức năng nhiệm vụ của các thành viên, phòng ban nên dẫn tới sự lấn sân, tiếm quyền, gây mất đoàn kết nội bộ. Thêm vào đó là các báo cáo phân tích của nhân viên đưa ra nhiều khi còn đang « bốc thuốc » nên dẫn tới nhà. quản trị có cái nhìn sai về thực trạng doanh nghiệp và đưa ra quyết định sai. Việc áp dụng phần mềm ERP nhằm mục đích tối ưu hệ thống quản trị, mang đến tính minh bạch, liên kết và tự động hoá tạo nên một hệ thống chỉnh thể thống nhất trong doanh nghiệp
Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay theo hotline 0966 399 367 hoặc đăng ký để có được những tư vấn tốt nhất phù hợp với quy mô cũng như nhu cầu của doanh nghiệp bạn.

"Chúng tôi không đơn thuần là bán phần mềm, mà cung cấp một hệ thống quản trị hiện đại."

"ABSOFT ERP - CÙNG NÂNG TẦM DOANH NGHIỆP".

Bài viết khác