giỏ hàng

Giỏ hàng

Có (0) Sản phẩm

Cẩm nang doanh nghiệp
CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ CHUYỂN ĐỔI SỐ DOANH NGHIỆP
CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ CHUYỂN ĐỔI SỐ DOANH NGHIỆP
CUNG CẤP CÁC NỀN TẢNG QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP
CUNG CẤP CÁC NỀN TẢNG QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP
QUY TRÌNH ÁP DỤNG
QUY TRÌNH ÁP DỤNG
XÂY DỰNG THEO YÊU CẦU
XÂY DỰNG THEO YÊU CẦU

Đừng để tiền rơi

1. Nhân viên quên hoặc bỏ sót lịch tư vấn khách hàng: Tiền rơi.

  • Tình trạng nhân viên không nhớ hoặc quên lịch làm việc với khách hàng thường xuyên xảy ra tại các doanh nghiệp, gây bức xúc cho khách hàng, đối tác. Khách hàng cảm thấy bị cho “leo cây”, bị thiếu tôn trọng và sẽ không quay lại thêm lần nào nữa. Điều này làm cho nhân viên mất doanh số, doanh nghiệp mất khách hàng, sụt giảm doanh thu…
  • Các giao dịch với khách hàng hay các yêu cầu đi kèm không được ghi nhận lại làm cho việc nhận định và đánh giá tiềm năng sai lệch… Chính vì vậy mức độ hài lòng trong công tác chăm sóc khách hàng của doanh nghiệp bị sụt giảm nghiêm trọng và việc mất khách hàng là chuyện đương nhiên.
Đừng để tiền rơi

2. Nhân viên làm việc không theo quy trình: Tiền rơi.

  • Làm việc không theo quy trình của công ty dẫn đến việc không xác định được quá trình cụ thể của một hoạt động công việc từ đầu vào đến đầu ra. Một doanh nghiệp mà ai thích gì làm đó, các bước làm việc không cụ thể, các form biểu mẫu không được quy chuẩn sẽ làm xấu hình ảnh chuyên nghiệp trong con mắt khách hàng và đối tác.
  • Mỗi cá nhân có kiến thức, kỹ năng khác nhau dẫn đến cách làm việc khác nhau. Quy trình giúp cho người thực hiện công việc biết rằng trong một nghiệp vụ thì họ phải tiến hành những bước công việc nào, làm ra sao và phải cần đạt kết quả như thế nào? Sẽ không có tình trạng nhân viên nhận chỉ thị của sếp mà không biết phải làm thế nào? Hay tình trạng làm đi làm lại mà vẫn không đúng ý sếp.
Đừng để tiền rơi

3. Khách hàng không hài lòng với sự tư vấn của nhân viên kinh doanh: Tiền rơi.

  • Mỗi nhân viên kinh doanh cần hiểu rõ insigh khách hàng cũng như thế mạnh sản phẩm của doanh nghiệp để nâng cao doanh số kinh doanh. Tuy nhiên vấn đề trên không được hệ thống rõ ràng, dẫn tới có nhiều loại phân tích với các tiêu chí và số liệu khác nhau.
  • Quá trình giao dịch với khách hàng không được lưu trữ lại dẫn đến các leader không kiểm soát và hỗ trợ đội nhóm của mình trong kinh doanh, các nhân viên Sale không nhớ hết các nội dung đã trao đổi với khách hàng. Khách hàng có thể nhận được hỏi nhiều lần với cùng một nội dung nên dẫn tới sự không hài lòng, thâm chí là tẩy chay doanh nghiệp.
Đừng để tiền rơi

4. Mất quá nhiều thời gian để tính lương thủ công: Tiền rơi.

Một doanh nghiệp thường phải có một kế toán chuyên về tính công và lương cho nhân viên dẫn tới các hệ lụy như:
  • Tính lương chậm khiến cho cán bộ công nhân viên bất mãn và chuyển sang doanh nghiệp khác làm.
  • Doanh nghiệp mất thêm tiền lương cho nhân viên kế toán phụ trách lương.
  • Các dữ liệu chưa chắc đã chính xác và không được lưu trữ khoa học.
  • Ban lãnh đạo không chuyên sâu về Excel, nên không rõ bảng lương đúng hay sai.
  • Không theo dõi được tiến trình lương để điều chỉnh quỹ lương phù hợp.

5. Kế toán quên công nợ: Tiền rơi.

Đây là vấn đề nhức nhối hay xảy ra với các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay. Các công cụ thủ công như sổ sách hay Excel không thể nhắc nhở kế toán về các khoản công nợ phải thu, công nợ phải chi, công nợ quá hạn để làm việc với các đối tượng khách hàng. Vấn đề này khiến cho doanh nghiệp làm ăn có lãi nhưng lại không thấy tiền đâu vì dòng tiền chỉ ở trên sổ sách hay trên báo cáo. Bên cạnh đó, vấn đề công nợ còn dẫn tới các hệ lụy về việc đền bù theo hợp đồng hoặc bị đối tác nợ xấu mà không cụ thể và chi tiết được.
kế toán quên công nợ

6. Không kiểm soát được chi phí, doanh thu lãi lỗ, dòng tiền: Tiền rơi.

 
Làm sao để kiểm soát được chi phí, doanh thu lãi lỗ hay dòng tiền đang là vấn đề trăn trở của người làm lãnh đạo bởi kể cả nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ đang thành công cũng có thể lâm vào cảnh khó khăn vì đánh mất cán cân thanh toán.
 
Việc kiểm soát chặt chẽ dòng tiền ra vào trong một công ty không hề dễ dàng vì khi đó người lãnh đạo phải có khả năng dự báo dòng tiền tương đối chính xác:
  • Trì hoãn các khoản chi đến mức có thể trong khi tăng cường thu hồi nhanh chóng các khoản phải thu.
  • Tối ưu các khoản thu về và quản lý chặt chẽ các khoản chi tiêu.
Nếu doanh nghiệp vẫn áp dụng thủ công hoặc xem báo cáo qua bộ phận mà không dựa trên con số thực tế, vấn đề này rất khó để giải quyết và trở thành mầm mống cho sự tụt lùi.
 
không kiểm soát được chi phí, lãi lỗ

7. Nhân viên mất quá nhiều thời gian để làm báo cáo phân tích: Tiền rơi.

  • Nhân viên phải mất quá nhiều thời gian và công sức để làm báo cáo nộp cho lãnh đạo trong khi công việc hàng ngày vẫn chưa hoàn thành. Họ phải mang về nhà làm thêm nên gây tâm trạng ức chế và thiếu động lực làm việc.
  • Các báo cáo dựa trên các con số ước tính nên thường không chính xác, nhiều khi bị thổi phồng làm chủ doanh nghiệp không có cái nhìn thực tế về hoạt động của công ty mình.
nhân viên mất thời gian làm báo cáo phân tích

8. Công cụ làm việc, quản trị thủ công: Tiền rơi.

Theo điều tra cho thấy, các doanh nghiệp đang sử dụng các công cụ thủ công và lạc hậu có % phá sản hoặc chậm phát triển hơn so với các doanh nghiệp khác. Công cụ làm việc, quản trị thủ công làm cho:
  • Năng suất lao động giảm.
  • Thời gian làm việc kéo dài.
  • Chi phí tăng cao.
  • Giá thành sản phẩm và các dịch vụ đi kèm tăng cao.
  • Quản trị không theo con số thực tế phản ảnh và khả năng đưa ra quyết định chậm, thiếu chính xác.
Đừng để tiền rơi
   
 Để giải quyết các tiêu chí trên trong doanh nghiệp, giải pháp được đưa ra là một hệ thống phần mềm thông minh giúp ban lãnh đạo có cái nhìn tổng thể theo con số thực, thời gian thực để có những quyết định chính xác chèo lái con thuyền thành công trên thương trường hiện nay.
 
Hãy áp dụng phần mềm quản trị doanh nghiệp ABSoft ERP để xóa tan đi những khó khăn trong quá trình vận hành doanh nghiệp thời đại công nghiệp 4.0
Bài viết khác