giỏ hàng

Giỏ hàng

Có (0) Sản phẩm

Cẩm nang doanh nghiệp
CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ CHUYỂN ĐỔI SỐ DOANH NGHIỆP
CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ CHUYỂN ĐỔI SỐ DOANH NGHIỆP
CUNG CẤP CÁC NỀN TẢNG QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP
CUNG CẤP CÁC NỀN TẢNG QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP
QUY TRÌNH ÁP DỤNG
QUY TRÌNH ÁP DỤNG
XÂY DỰNG THEO YÊU CẦU
XÂY DỰNG THEO YÊU CẦU

Các doanh nghiệp cần làm gì để khắc phục sự hao mòn tài sản cố định?

Tài sản cố định tư liệu lao động chủ yếu của toàn bộ quá trình sản xuất của doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, do chịu ảnh hưởng của nhiều nguyên nhân khác nhau mà tài sản cố định bị hao mòn. Vậy doanh nghiệp cần làm gì để khắc phục điều này?

Hao mòn tài sản cố định là gì? Các loại hao mòn tài sản cố định?

Các doanh nghiệp cần làm gì để khắc phục sự hao mòn tài sản cố định?
Trong quá trình sử dụng và khai thác, việc hao mòn tài sản cố định là không thể tránh khỏi
 
     Hao mòn tài sản cố định là sự giảm dần giá trị sử dụng và giá trị của tài sản cố định do tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, do bào mòn của tự nhiên, do tiến bộ kĩ thuật... trong quá trình hoạt động của tài sản cố định.
Hao mòn tài sản cố định gồm có hai loại chính:
  • Hao mòn hữu hình: là sự hao mòn về vật chất, giá trị sử dụng và giá trị của tài sản cố định trong quá trình sử dụng.
  • Hao mòn về mặt vật chất đó là sự hao mòn có thể nhận thấy được từ sự thay đổi trạng thái vật lý ban đầu ở các bộ phận, chi tiết của tài sản cố định dưới sự tác động của ma sát, tải trọng, nhiệt độ, hóa chất…
  • Hao mòn về mặt giá trị sử dụng đó là sự giảm sút về chất lượng, tính năng kỹ thuật ban đầu trong quá trình sử dụng và cuối cùng không còn sử dụng được nữa.
  • Hao mòn về mặt giá trị đó là sự giảm dần giá trị của tài sản cố định cùng với quá trình chuyển dịch từng phần giá trị hao mòn vào giá trị sản phẩm sản xuất.
  • Hao mòn vô hình: sự giảm sút về giá trị thay đổi của tài sản cố định do ảnh hưởng của tiến bộ khao học kỹ thuật. Người ta thường chia thành ba loại hao mòn vô hình:
  • Hao mòn vô hình loại 1: Tài sản cố định  bị giảm giá trị trao đổi do đã có những tài sản cố định như cũ song giá mua lại rẻ hơn.
  • Hao mòn vô hình loại 2: Tài sản cố định bị giảm giá trị trao đổi do có những tài sản cố định mới tuy mua với giá trị hư cũ nhưng lại hoàn thiện hơn về mặt kỹ thuật
  • Hao mòn vô hình loại 3: Tài sản cố định bị mất giá hoàn toàn do chấm dứt chu kỳ sống của sản phẩm, tất yếu dẫn đến những tài sản cố định sử dụng để chế tạo các sản phẩm đó cũng bị lạc hậu, mất tác dụng.

Nguyên nhân của sự hao mòn tài sản cố định

Các doanh nghiệp cần làm gì để khắc phục sự hao mòn tài sản cố định?
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hao mòn tài sản cố định
  • Hao mòn hữu hình:
    • Do các  nhân tố trong quá trình sử dụng tài sản cố định như thời gian và cường độ sử dụng, việc chấp hành các quy phạm kỹ thuật trong quá trình sử dụng, bảo dưỡng tài sản cố định.
    • Do các nhân tố về tự nhiên và môi trường sử dụng tài sản cố định như độ ẩm, nhiệt độ môi trường, tác động của các chất hóa học.
    • Do chất lượng chế tạo tài sản cố định như chất lượng nguyên vật liệu được sử dụng, trình độ kỹ thuật, công nghệ chế tạo,..
  • Hao mòn vô hình:
    • Do năng suất lao động xã hội tăng lên làm cho giá thành sản phẩm giảm và từ đó giá bán của tài sản cố định giảm, do đó với cùng một tài sản cố định như nhau nhưng doanh nghiệp mua ở thời kỳ sau có giá thấp hơn thời kỳ trước.
    • Do tiến bộ khoa học kỹ thuật đã sản xuất ra những tài sản cố định với giá bán như cũ nhưng lại hoàn thiện hơn về mặt kỹ thuật so với những tài sản cố định cùng loại được sản xuất ra trước đó và đã làm cho những tài sản cố định cũ đó bị mất giá.
    • Do chu kỳ sống của sản phẩm nào đó kết thúc, tất yếu dẫn đến những tài sản cố định dùng để sử dụng để sản xuất sản phẩm đó cũng bị lạc hậu, mất tác dụng.
     Có thể lấy ví dụ về một trong những Công ty sản xuất và xuất khẩu giấy hàng đầu tại Việt Nam. Công ty này đã đi vào hoạt động được 6 năm, nhưng gần đây công ty liên tục gặp khó khăn và sản xuất và kinh doanh. Kết quả là, theo báo cáo tài chính quý 1/2018, công ty này đã bước sang quý thứ 7 liên tiếp thua lỗ tại Việt Nam. Mặc dù đã đóng cửa một số chi nhánh nhưng doanh thu vẫn tiếp tục giảm sâu, xuống chỉ còn khoảng 111 tỷ đồng trong quý vừa qua và chịu lỗ khoảng 24 tỷ đồng. Theo các chuyên gia, vì công ty không chú trọng đến việc khắc phục sự hao mòn tài sản cố định nên việc phải gánh chi phí để làm mới tài sản cố định, điều này trở thành một áp lực lớn cho công ty. Liên tục phải đổi mới nên công ty không đủ ngân sách đầu tư khiến cho hàng loạt máy móc, thiết bị xuống cấp, năng suất lao động bị giảm sút vì không đủ tư liệu để sản xuất. Công ty phải phá vỡ nhiều hợp đồng vì không kịp thời gian sản xuất nên thời gian giao hàng chậm, kéo theo đó là sự thua lỗ liên tiếp. 
 
     Qua  bài học thực tế của công ty này, các doanh nghiệp càng phải nhận thức rõ tầm quan trọng của việc khắc phục sự hao mòn tài sản cố định để sản xuất của doanh nghiệp luôn ổn định và phát triển.

Khắc phục sự hao mòn tài sản cố định bằng cách nào?

Các doanh nghiệp cần làm gì để khắc phục sự hao mòn tài sản cố định?
Bảo dưỡng thường xuyên giúp kéo dài chu kỳ sống của tài sản
 
Để khắc phục sự hao mòn tài sản cố định, doanh nghiệp có thể tham khảo các biện pháp sau:
  • Áp dụng phương pháp khấu hao nhanh (tổng mức khấu hao của tài sản cố định được phân bổ thuận lợi cho việc thiết lập kế hoạch khấu hao vào giá thành sản phẩm đều đặn trong các năm sử dụng tài sản cố định và kinh doanh ổn định, không gây ra sự đột biến trong giá thành sản phẩm hàng năm).
  • Kéo dài chu kì sản phẩm bằng các biện pháp marketing
  • Đổi mới công nghệ sản xuất
  • Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản bằng cách bảo dưỡng tài sản cố định, tận dụng chức năng của tài sản.
  • Áp dụng phần mềm vào việc quản lí tài sản cố định.

ABSoft ERP – giải quyết nỗi lo của doanh nghiệp về sự hao mòn tài sản cố định

Phần mềm ABSoft ERP là công cụ hỗ trợ đắc lực cho các doanh nghiệp trong việc thực hiện các nghiệp vụ kế toán, tính toán sự hao mòn tài sản cố định.
 
Các doanh nghiệp cần làm gì để khắc phục sự hao mòn tài sản cố định?
 Phần mềm quản lý ABSoft giúp doanh nghiệp theo dõi tài sản cố định, đánh giá và kiểm kê tình trạng của từng loại
 
Với các tính năng thông minh:
  • Theo dõi tài sản cố định theo loại, bộ phận sử dụng, nguồn hình thành và tài sản cố định thanh toán qua nhiều năm.
  • Đáp ứng nghiệp vụ tăng tài sản bằng hình thức tự mua sắm hoặc nhận tài sản bằng hiện vật.
  • Tự động ghi giảm nguyên giá, giá trị còn lại, hao mòn lũy kế của tài sản khi lập chứng từ ghi giảm tài sản.
  • Đánh giá lại tài sản khi nâng cấp, sửa chữa lớn, đánh giá lại.
  • Điều chuyển, thanh lí, kiểm kê tài sản cố định
  • Tự động tính hao mòn, khấu hao tài sản cố định theo tháng, quý.
  • Cung cấp đầy đủ số tài sản, báo cáo tình trạng tăng giảm tài sản.
  • Tự động lưu nhật kí về sự điều chuyển tài sản cố định từ phòng ban này sang phòng ban khác trong doanh nghiệp.
  • Mỗi tài sản ở từng phòng ban được đánh mã riêng để quản lí, sau đó được nhập thông tin vào phần mềm ABSoft ERP với các thông tin vần nhập như: mã tài sản, tên tài sản, số lượng, phòng ban quản lí, ngày mua, năm sản xuất, nguyên giá, giá trị hao mòn...
  • Cho phép truy cập báo cáo nhanh về tài sản bất kì lúc nào và báo cáo kiểm kê tài sản cố định về tình hình tài sản hàng tháng, hàng năm.
     ABSoft ERP giúp doanh nghiệp “quẳng” đi gánh lo về sự hao mòn tài sản cố định.
Việc quản lí tài sản cố định để tránh sự hao mòn là nhiệm vụ hàng đầu của mỗi doanh nghiệp. Vì vậy, việc áp dụng phần mềm công nghệ sẽ giúp cho việc quản lí này trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn. Nó có thể khắc phục sự hao mòn tài sản cố định của doanh nghiệp xuống mức thấp nhất. ABSoft ERP chính là một trong những phần mềm dẫn đầu giúp doanh nghiệp quản lí tài sản một cách tối ưu và hiệu quả.
 
     Hãy gọi cho chúng tôi theo hotline 0966 399 367 hoặc gửi email đến info@absofterp.vn để được tư vấn giải pháp phù hợp nhất với doanh nghiệp của bạn.
Chúc doanh nghiệp của bạn luôn thành công và phát triển!
Bài viết khác